23/11/2024 | 16:39 GMT+7, Hà Nội

Cách phân biệt tôm, bò, gà bị bơm hóa chất

Cập nhật lúc: 21/11/2015, 22:16

Để thu được lợi nhuận cao, nhiều đầu mối cung cấp thịt cá, tôm mực … đã bơm hóa chất để biến đồ cũ thành đồ mới, thịt lợn thành thịt bò hoặc tăng trọng lượng của thực phẩm.

Nhận biệt tôm bị bơm hóa chất

Hiện nay tình trạng đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu đang ngày càng tinh vi và khó bị phát hiện.

Theo công bố được đưa ra trong Quyết định số 177/QĐ-BNN-QLCL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra tạp chất trong tôm nguyên liệu, biểu hiện của tôm có tạp chất thường là phù đầu, đuôi xoè, thân hơi căng hoặc căng tròn rất đẹp mắt chứ không như tôm bình thường: thân mềm, cong và hơi phẳng. 

Tôm

Tôm có tạp chất nhô đầu 

Tôm có tạp chất xòe đuôi

Tôm có tạp chất xòe đuôi

Tôm có tạp chất gai vểnh

Tôm có tạp chất gai vểnh

Với tôm sú, người tiêu dùng nên chọn tôm có vỏ bóng, thịt gắn chắc vào vỏ. Tôm sắt không nên chọn tôm có màu hồng đậm, đây là loại tôm để lâu, đã ươn, không đảm bảo chất lượng.

Cách tiếp theo là dành cho tôm đông lạnh hoặc đã hấp, bạn hãy bắt tôm lên, cầm phần đầu và phần đuôi tôm để kéo thẳng tôm ra. Nếu các khớp nối giữa các đốt tôm khít thì là tôm mới, còn nếu các khớp này rộng ra tức là tôm đã bị để đông lạnh quá lâu.

Để “chắc ăn” nhất, khi mua tôm người tiêu dùng nên tìm mua tôm còn tươi, “nhảy tanh tách”, không rớt chân, càng. Đây là loại tôm khoẻ và tốt nhất. 

Biến thịt lợn sề thành thịt bò

 

Tình trạng thịt lợn sề “đội lốt” thì bò không mới nhưng vẫn gây hoang mang người tiêu dùng khi đi chợ.

Thịt bò thật có màu đỏ au hoặc hồng đậm, thớ thịt nhỏ, mỡ vàng. Thịt lợn giả thịt bò sẽ có thớ thịt to và ngắn hơn, không mịn, phần mỡ màu trắng đục.

Ngoài ra khi ấn nhẹ vào miệng thịt, thịt bò thật dẻo hơn, ít tính đàn hồi, cảm giác thịt dính theo tay. Nếu là thịt lợn giả thịt bò ấn vào sẽ thấy mềm bở, thịt không dính theo tay.

Thịt bò thật

Thịt bò thật màu đỏ au, thớ thịt nhỏ 

Bơm nước tăng trọng lượng thịt gà

Một số người buôn bán gà vịt hay mách nhau: nếu bơm nước, người bán thường chọn hai vị trí đùi và lườn để bơm.

Đùi gà, vị trí rất dễ được chọn bơm nước

Do đó khi chọn gà người tiêu dùng nên quan sát hai bên đùi và lườn con gà. Nếu thấy căng bóng, thớ thịt dày, to thì không nên mua.

Nếu còn nguyên con, chị em cầm dốc ngược con gà lên, nếu thấy nó biến dạng nhiều thì đã bị bơm nước.

Cũng chia sẻ kinh nghiệm, PGS TS. Nguyễn Duy Thịnh, Phòng Quản lý Chất lượng, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội cho hay, nếu nhận thấy con vịt, gà quá béo, chị em chỉ cần lấy dao hoặc vật nhọn chọc thủng lớp da, nếu bị bơm nước thì nước sẽ chảy ra.