19/01/2025 | 01:17 GMT+7, Hà Nội

Cách chống say nắng hiệu quả trong những ngày nắng nóng cao điểm

Cập nhật lúc: 13/06/2016, 11:00

Những ngày nắng cao điểm trên 37 độ khiến cơ thể chúng ta dễ bị mất nước và suy nhược dẫn đến tình trạng say nắng rất nguy hiểm. Các bạn phải trang bị kiến thức để phòng và chữa say nắng để bảo vệ an toàn cho bản thân và gia đình.

Cách phòng chống hiện tượng say nắng 

- Khi đi ngoài trời nắng, hãy tìm những nới râm mát để đi, hoặc có thể nghỉ giữa chừng ở nơi râm mát, hoặc bóng cây mát nào đó để điều hòa không khí. 

- Nếu phải di chuyển vào thời gian nắng nóng cao độ như giữa trưa hoặc đầu giờ chiều thì nên làm ướt một chiếc khăn mặt và đặt lên đầu rồi mới đội mũ bảo hiểm. Cách này sẽ làm giảm tác động của ánh nắng vào đầu bạn để không bị đau đầu và hoa mắt, chóng mặt. 

Khi dừng đèn đỏ nên chọn nơi có bóng râm để đứng nhưng phải chú ý đứng đúng nơi quy định nếu không sẽ bị phạt

Khi dừng đèn đỏ nên chọn nơi có bóng râm để đứng nhưng phải chú ý đứng đúng nơi quy định nếu không sẽ bị phạt

- Hãy luôn mang theo quạt giấy bên người. Với những người có các triệu chứng liên quan đến nhiệt, làm mát bằng cách che phủ với tờ giấy, mảnh vải ẩm hoặc bằng cách phun nước mát từ từ vào người. 

- Mùa hè hãy nhớ luôn uống nhiều nước. Uống nước sẽ giúp toát mồ hôi cơ thể và duy trì nhiệt độ cơ thể bình thường.

- Không nên uống đồ uống có rượu hay cà phê. Những thứ này có thể cản trở khả năng của cơ thể để kiểm soát nhiệt độ.

Phải luôn uống đủ nước vào ngày nắng nóng

Phải luôn uống đủ nước vào ngày nắng nóng

- Mặc quần áo nhẹ và rộng. Mặc quần áo quá mức hoặc quần áo chặt chẽ sẽ làm cơ thể không thể tự làm mát bằng cách toát mồ hôi và bay hơi nước. 

- Tránh hoạt động vất vả dưới trời nắng nóng. Tốt nhất, bạn không nên lao động, tập thể dục hoặc làm bất kỳ hoạt động vất vả nào trong thời tiết nóng. Hãy chọn thời điểm nhiệt độ giảm bớt hoặc tìm những nơi mát mẻ để hoạt động, tập luyện.

- Luôn trang bị đầy đủ thiết bị chống nắng khi lao động, làm việc ngoài trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính… Làm thoáng mát môi trường làm việc, đặc biệt là các công xưởng, hầm lò.

- Ăn nhiều thực phẩm trị say nắng. Việc ăn nhiều rau xanh và hoa quả cũng giúp cơ thể chống lại say nắng. Một số loại hoa quả có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc như bí đao, mướp đắng, dưa chuột, đào, dưa hấu, táo.... 

Phải trang bị đầy đủ quần áo, khẩu trăng, găng tay, kính râm chống nắng khi ra đường

Phải trang bị đầy đủ quần áo, khẩu trăng, găng tay, kính râm chống nắng khi ra đường

Cách sơ cứu người bị say nắng 

Khi gặp một trường hợp say nắng, say nóng cần nhanh chóng tiến hành những biện pháp sơ cứu ngay lập tức khi chưa có sự hỗ trợ của bác sỹ:

- Nhanh chóng chuyển ngay người bệnh vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bỏ bớt quần áo, cho uống nước mát có pha muối, chườm lạnh bằng khăn mát hoặc nước đá ở những vị trí có động mạch lớn đi gần ngoài da như nách, bẹn, cổ.

Sơ cứu cho người bị say nắng

Sơ cứu cho người bị say nắng

- Cho người bị say nắng uống nước chè đường, nước bột sắn dây, nước chanh quả, quạt nhẹ. Cách này sẽ làm tăng đường huyết của người bệnh. 

- Để bệnh nhân nằm nghỉ và theo dõi sức khỏe trong vòng 24 giờ, tuyệt đối không để người bệnh tiếp tục làm việc ngoài nắng, rất dễ bị say nắng lại và lần sau sẽ nặng hơn lần trước.

- Khi thấy có những triệu chứng như hôn mê không uống được nước hoặc nôn liên tục, sốt tăng liên tục, kèm các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở thì phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.