19/01/2025 | 06:58 GMT+7, Hà Nội

Các môn học phổ thông sẽ được đổi mới như thế nào?

Cập nhật lúc: 15/01/2018, 13:01

Bộ GD-ĐT cho biết sẽ công bố dự thảo các môn học trong tháng 1/2018. Theo đó, áp dụng một số thay đổi trong môn học các cấp để phù hợp với xu thế thời đại và giúp học sinh dễ tiếp thu hơn.

Các môn học bắt buộc

Chương trình giáo dục các cấp sẽ thay các môn học hiện hành bằng các môn học mới được chia làm 2 loại: Môn học, hoạt động bắt buộc và hoạt động tự nguyện.

Môn học bắt buộc ở cấp tiểu học: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục lối sống, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Tin học và Công nghệ, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật.

 

 

Môn học tự chọn là Tiếng dân tộc thiểu số và Ngoại ngữ 1 (đối với lớp 1 và 2).

Môn học bắt buộc ở cấp THCS: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Tin học, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật.

Môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

Môn học bắt buộc ở cấp THPT: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh.

Các môn học được lựa chọn: theo nhóm Khoa học Xã hội (gồm các môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, Lịch sử, Địa lý), nhóm Khoa học Tự nhiên (gồm các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học), nhóm Công nghệ và Nghệ thuật (gồm Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật).

Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

Thay đổi cụ thể trong các môn học như sau:

Môn Toán học

 

 

Nội dung chương trình môn Toán sẽ tập trung ở ba chủ đề: Số và Đại số; Hình học và Đo lường; Thống kê và Xác suất.

Việc ứng dụng vào thực tế của Toán học cũng được sử dụng nhiều hơn cho tất cả các cấp lớp. Môn học Thống kê và Xác suất sẽ được dạy xuyên suốt từ lớp 2 đến lớp 12.

Các môn học có tính chất hình tượng như Hình học hay Đại số cũng sẽ tăng cường tính ứng dụng vào cuộc sống hơn là chỉ học trên trang giấy.

Môn Văn học

Môn Văn sẽ không chỉ đơn thuần là học thuộc lòng và phát biểu cảm quan riêng. Chương trình Văn học mới sẽ tập trung cả 4 kỹ năng là nghe, nói, đọc, viết. Mục đích để cân bằng kỹ năng giao tiếp và khả năng viết lách cho các em.

Chương trình Văn học cũng được xây dựng xuyên suốt 3 cấp lớp, có sự liên kết chặt chẽ mà không tách riêng.

Sẽ chỉ còn 6 tác phẩm văn học bắt buộc cho cả 3 cấp là bài thơ Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Đại cáo bình Ngô, Truyện Kiều, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Tuyên ngôn độc lập. Đối với các tác phẩm văn học khác, nhà biên soạn SGK và giáo viên sẽ tự chọn.

 

Môn lịch sử

 

Điểm đổi mới trong môn lịch sử là sẽ được biên soạn theo cấu trúc tuyến tính kết hợp đồng tâm (cấu trúc hiện tại là đồng tâm).

Với cấp tiểu học, học sinh được học về sự hình thành và phát triển của lịch sử. Ở chương trình THCS, học sinh được học về lịch sử thế giới sau đó mới thu hẹp lại trong khu vực và ở Việt Nam.

Đối với THPT, các em sẽ được học về kiến thức mở rộng và sâu hơn về các chuyên đề lịch sử của các cấp lớp trước.

Việc đổi mới trong phương pháp dạy học lịch sử này để tạo niềm cảm hứng cho học sinh. Từ đó, học sọm có thể định hướng và chọn chuyên ngành cho chính mình theo chương trình lịch sử trong tương lai.

Sinh học

Môn sinh học sẽ được giảng dạy theo mô hình, lý thuyết và ứng dụng công nghệ sinh học theo thời đại mới chứ không đơn giản là lý thuyết và một số bài thực hành cơ bản như hiện nay.

Chủ đề xuyên suốt môn sinh học của các lớp là sinh học phân tử và sinh học tế bào.

Các nội dung như chăn nuôi, trồng trọt, xử lý ô nhiễm môi trường, nông nghiệp và thực phẩm sạch; trong y - dược học sẽ được chú trọng và xuyên suốt.