22/11/2024 | 18:10 GMT+7, Hà Nội

Bộ Công Thương: Tạo điều kiện tối đa cho hồi phục sản xuất

Cập nhật lúc: 15/02/2022, 13:30

Một trong những mục tiêu chính Bộ Công thương đặt ra là theo dõi, phân tích, dự báo thị trường nhằm kịp thời có giải pháp ứng phó, bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu, nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ cho sản xuất,

Vừa qua, Bộ Công Thương đã đưa ra Chương trình hành động hỗ trợ và tạo điều kiện phục hồi sản xuất, lưu thông hàng hóa, bình ổn giá các mặt hàng nguyên, nhiên vật liệu và tháo gỡ khó khăn cho các dự án năng lượng và sản xuất công nghiệp lớn.

Chương trình hành động của Bộ Công Thương có nội dung chính là thực hiện linh hoạt, hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội để thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 8/1/2022 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022.

Có thể nói, một trong những mục tiêu chính Bộ Công thương đặt ra là theo dõi, phân tích, dự báo thị trường nhằm kịp thời có giải pháp ứng phó, bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu, nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng trong nước.

Bộ Công Thương: Tạo điều kiện tối đa cho hồi phục sản xuất
Bộ Công Thương: Tạo điều kiện tối đa cho hồi phục sản xuất

Bộ cũng tăng cường thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, đầu cơ, tăng giá bất hợp lý, nhất là đối với nguyên vật liệu quan trọng, mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.

Nhằm thực hiện giải pháp công khai, minh bạch trong điều hành đối với giá xăng dầu và hàng hoá, dịch vụ quan trọng, thiết yếu khác do nhà nước điều hành giá cũng như siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, quản lý chặt chẽ thu, chi ngân sách, cắt giảm một số khoản chi thường xuyên đã được giao nhưng chưa thực hiện phân bổ.

Song song đó, Bộ Công thương sẽ tập trung rà soát và kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các dự án trong lĩnh vực năng lượng, sản xuất hàng công nghiệp lớn trong các ngành như thép, điện tử, ô tô, các ngành dệt may, da giày, thực phẩm... phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.

Bộ Công thương sắp tới cũng sẽ có kế hoạch tạo năng lực cho phát triển sản xuất và cho xuất khẩu. Đồng thời, hỗ trợ các nhà máy khôi phục sản xuất, chuỗi cung ứng, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân. Bên cạnh đó là cơ cấu lại, phục hồi và phát triển một số ngành, lĩnh vực dịch vụ quan trọng đang bị tác động trực tiếp bởi dịch Covid-19 như logistics, bán lẻ.

Nguồn: https://kinhtemoitruong.vn/bo-cong-thuong-tao-dieu-kien-toi-da-cho-hoi-phuc-san-xuat-64176.html