19/04/2024 | 11:00 GMT+7, Hà Nội

Bệnh từ miệng mà ra: 5 nguyên tắc ăn uống giúp bạn phòng bệnh suốt đời

Cập nhật lúc: 09/08/2018, 08:31

Chế độ ăn uống hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Năm nguyên tắc ăn uống khoa học dưới đây sẽ giúp bạn phòng tránh được một số bệnh tật do thực phẩm, đồ uống gây ra.

Dân gian có câu bác sĩ tốt nhất của bạn là chính mình, bệnh viện tốt nhất của bạn là nhà bếp. Câu nói này để nhắn nhủ mỗi chúng ta hãy tự bảo vệ sức khỏe của mình và tầm quan trọng của việc ăn uống đúng cách. Hãy nắm lấy một số nguyên tắc sau:

Nguyên tắc chọn thực phẩm 

Vào mùa khô lượng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc trừ sâu sẽ còn lại trên rau quả nhiều. Bởi vậy để lựa chọn thực phẩm an toàn về cho gia đình cần phải chọn những rau ở cơ sở sản xuất đảm bảo. Mùa mưa lượng thuốc bảo vệ thực vật thường được dùng nhiều hơn gấp nhiều lần so với mùa nắng, bạn nên hạn chế ăn rau sống, nên luộc hay nấu canh, nấu chín là tốt nhất.   

Về các loại quả khi mua bạn nên tìm chọn những quả còn tươi, không bị dập nát hay trầy xước vỏ bên ngoài. Màu sắc đảm bảo tự nhiên, hình dạng bình thường. Bạn nên gọt vỏ trước khi ăn bởi các loại hoa quả thường có chất bảo quản.

Một nguyên tắc lựa chọn rau quả là tìm chọn rau quả không bị héo úa, dập thối. Bạn cần chú ý khi lựa chọn quả bởi có thể ở ngoài vỏ tươi nhưng bên trong lại bị hỏng.

Để đảm bảo an toàn bạn không nên mua các loại rau quả chế biến hay gọt sẵn vỏ bởi nó dễ nhiễm độc từ môi trường bên ngoài. Một số loại rau quả được ngâm với những nguồn nước không đảm bảo hay có hoà các hoá chất độc hại để giữ trắng, các sinh tố vốn có trong rau tươi như sinh tố A,C, dễ bị hoà tan và mất đi trong nước ngâm.

Nguyên tắc chế biến

Chuyên ra chỉ ra rằng, ngay cả khi bạn đã chọn được thực phẩm tốt, nếu cách chế biến, kết hợp thức ăn không hợp lý khi nấu ăn cũng có thể phát sinh rất nhiều chất gây ung thư. Nguyên tắc “3 ít” nhất định bạn nên tuân thủ.

Nguyên tắc bữa ăn màu cầu vồng

Màu sắc bữa ăn của bạn càng giống cầu vồng bao nhiêu thì các chất dinh dưỡng cấp cho cơ thể càng phong phú bấy nhiêu. Mỗi màu đại diện cho một nhóm hoạt chất.   

Màu xanh, tím và đỏ đậm

Trái cây và rau xanh, tím và đỏ đậm có nhiều các anthocyanins và proanthocyanins, chất chống oxy hóa giúp giữ cho trái tim khỏe mạnh và bộ não hoạt động một cách tối ưu.

Màu vàng và màu xanh lá cây

Rau họ cải, chẳng hạn như bông cải xanh, cải xoăn cung cấp các hợp chất được gọi là indoles và isothiocyanates, có thể giúp ngăn ngừa ung thư bằng cách tăng cường sản xuất những enzyme giúp giải độc cho cơ thể.

 Nhiều loại rau màu vàng và màu xanh lá cây là nguồn cung cấp lutein và zeaxanthin, phytochemicals mà có lợi cho mắt và giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng do tuổi tác, một nguyên nhân hàng đầu của bệnh mù lòa ở người lớn tuổi. Rau lá xanh cũng rất giàu beta carotene.

 Một số thực phẩm có khả năng kìm hãm tế bào ung thư phát triển là: mướp đắng, bông cải xanh (brocoli), cà tím, rong biển, bí ngô, khoai lang, súp lơ, trà xanh, măng tây…

 Màu cam

Alpha và beta carotene làm cho các loại thực phẩm như cà rốt và khoai tây ngọt trở nên rực rỡ màu cam. Cơ thể chuyển hóa các hợp chất này thành dạng hoạt động của vitamin A, giúp giữ cho mắt, xương và hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Những hóa chất thực vật cũng hoạt động như chất chống oxy hóa, quét sạch các gốc tự do vốn gây ra nhiều loại bệnh.

 Màu đỏ

Thực phẩm màu đỏ như cà chua và dưa hấu, có chứa lycopene, một phytochemical có thể giúp bảo vệ chống lại tuyến tiền liệt và ung thư vú.

 Nguyên tắc ăn uống

 Giảm ăn muối

Ăn ít muối sẽ giúp bạn phòng ngừa được căn bệnh ung thư dạ dày. Ung thư xảy ra nhiều hơn ở một số nước châu Á, do thói quen ăn mặn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày, lâu dần hình thành bệnh ung thư dạ dày.

Do đó bạn cần hạn chế những gia vị có chứa hàm lượng muối cao như bột canh, mì chính, nước mắm, nước tương,...

Nên hạn chế ăn tối đa các món ăn nhanh chứa nhiều muối như thịt giăm bông, xúc xích và các sản phẩm thịt chế biến sẵn vì chúng thường chứa nitrit cao, có khả năng gây ung thư cho các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa.

Chế độ ăn uống thanh nhạt là tốt nhất, mỗi người không nên ăn vượt quá 5-6 gram muối/ngày. 

Giảm thịt đỏ - Ăn thêm thịt gà, cá

Những nguyên tắc ăn uống giúp phòng chống bệnh ung thư - ảnh 1Thịt đỏ làm tổn hại ADN, và tăng nguy cơ bị ung thư ruột. Phụ nữ ăn thịt đỏ nhiều hơn 3 lần/tuần dễ bị ung thư vú, đặc biệt đối với những người đã mãn kinh.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, thịt màu đỏ chế biến được nhiều món ăn ngon miệng nhưng lại làm tăng nguy cơ ung thư phổi tới 16%; tăng nguy cơ ung thư vú tới 22%. Các nhà khoa học cũng cho rằng, mọi người nên hạn chế ăn thịt đỏ, cố gắng thay thế thực đơn bằng thịt gia cầm, cá và các loại thịt trắng khác. Nên ăn cá ít nhất 2 đến 3 lần/tuần.

Ăn nhiều thực phẩm rau, củ, quả tươi

Những nguyên tắc ăn uống giúp phòng chống bệnh ung thư - ảnh 2Ăn nhiều thực phẩm rau, củ, quả tươi không chỉ giúp bạn giữ gìn được sắc vóc mà còn có thể phòng chống được rất nhiều căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt giúp ngăn ngừa tế bào gây ung thư và chống lại sự hình thành các cục máu đông trong vách mạch.

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng rau, củ, quả tươi sẽ giúp phòng chống bệnh ung thư rất cao bởi trong những loại thực phẩm này có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, carotenoids, vitamin C, flavonoid và nhiều hợp chất khác, đặc biệt là beta-carotene.

Ăn chậm, nhai kỹ

Giáo sư Dương Lực, Học viện Y học cổ truyền Trung Quốc cho biết, trong nước bọt của chúng ta chứa peroxidase, catalase và vitamin C. Đây là những chất không chỉ có tác dụng chống oxy hóa mà còn có thể phân hủy các chất gây ung thư có trong khoang miệng, làm giảm nguy cơ ung thư.

Nghiên cứu của Mỹ khẳng định rằng khi các hợp chất nitrit, các chất gây ung thư như aflatoxin khi gặp nước bọt, các tế bào đột biến sẽ mất hoàn toàn trong vòng 30 giây.

Từ cơ sở này, chuyên gia khuyên bạn không nên ăn với tốc độ quá nhanh. Nhai kỹ để tận dụng chất chống ung thư của nước bọt. Tốt nhất, mỗi miếng thức ăn nên nhai khoảng 30 cái rồi mới nuốt.

Không ăn quá nóng

Các chuyên gia chỉ ra rằng, khi ăn quá nhanh, nuốt quá nhanh, mọi người có xu hướng sẽ ăn quá nóng. Cứ như vậy qua thời gian, sẽ kích thích niêm mạc miệng ăn ở nhiệt độ cao, khiến cho thực quản, niêm mạc dạ dày thường xuyên bị hư hỏng, hoặc thậm chí loét, chảy máu và gây ra ung thư.

Dữ liệu nghiên cứu cho thấy, có hơn 90% bệnh nhân bị ung thư thực quản, thường có thói quen ăn uống các món nóng. Do đó, chuyên gia khuyên bạn phải tiết chế tốc độ ăn, để nhiệt độ thức ăn giảm xuống khoảng 40 độ C rồi mới ăn.

Tập thể dục, thể thao đều đặn

Một chế độ ăn uống cân bằng phải luôn đi kèm với một giờ đi bộ mỗi ngày và một giờ tập thể dục trong tuần. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!