19/01/2025 | 06:10 GMT+7, Hà Nội

Bệnh mất ngủ - Nguyên nhân và giải pháp điều trị hiệu quả

Cập nhật lúc: 16/06/2020, 20:00

Mất ngủ là căn bệnh đặc biệt phổ biến ở tất cả lứa tuổi. Nếu mất ngủ mãn tính kéo dài gây suy nhược cơ thể nghiêm trọng và có thể dẫn tới các vấn đề tim mạch, đột quỵ…

Bệnh mất ngủ là gì, có nguy hiểm không?

Mất ngủ (insomnia) hay khó ngủ (sleeping dificulties) là chứng bệnh gây khó khăn trong đời sống rất nhiều người. Khó ngủ có nhiều dạng, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không yên giấc, dậy sớm không ngủ lại được, ngủ mê man hay gặp ác mộng hoặc tỉnh dậy nhiều lần trong khi ngủ, mỗi lần dài hơn 30 phút.

Vì định nghĩa của từ mất ngủ hay khó ngủ không rõ rệt, tỷ lệ mất ngủ có thể từ 4% cho tới 48%. Khoảng 33% dân số bị một trong nhiều triệu chứng của mất ngủ, 15% bị trạng thái, buồn ngủ, ngủ gà gật trong ban ngày, 18% không thoả mãn với giấc ngủ. 30% bệnh mất ngủ có liên hệ bệnh tâm thần.

Bệnh mất ngủ có thể phân thành 2 dạng: mất ngủ ngắn hạn và mất ngủ mãn tính (mất ngủ kinh niên).

Mất ngủ ngắn hạn thường chỉ diễn ra trong khoảng thời gian dưới 1 tháng. Mất ngủ mãn tính diễn ra liên tục trên 1 tháng, khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược cơ thể.

Bệnh mất ngủ không thể chủ quan hay coi thường bởi nếu không khắc phục sớm khiến tình trạng này diễn ra triền miên, kéo dài sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy nguy hiểm như: Béo phì, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, ung thư, đột quỵ...

Nguyên nhân gây mất ngủ

Mất ngủ là tình trạng rất thường gặp nhưng ít ai biết chính xác nguyên nhân gây ra bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân mất ngủ thường gặp nhất:

Do thói quen sinh hoạt và trạng thái tâm lý:

Tình trạng căng thẳng, lo âu, stress quá mức dẫn tới mất ngủ.Do thói quen ăn nhiều về đêm, sử dụng chất kích thích, uống nhiều cà phê, hút thuốc lá.

Rối loạn giờ giấc sinh hoạt do thay đổi lịch ngủ bất thường, làm việc theo ca không cố định, chênh lệch múi giờ khi đi nước ngoài.

Phân chia giờ giấc sinh hoạt không khoa học, thời gian ngủ ban ngày quá nhiều.

Do sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có tác dụng phụ gây ra tình trạng mất ngủ như thuốc chữa đau đầu chứa caffeine, thuốc chống viêm chứa corticoid, thuốc lợi tiểu…

Các bệnh lý:

Một số căn bệnh có những triệu chứng khó chịu khiến người bệnh không thể ngủ được như: Rối loạn tâm thần, trầm cảm; viêm xoang; đau nhức xương khớp; bệnh tim mạch; bệnh đường hô hấp; đau dạ dày, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa; bệnh sỏi thận, đái tháo đường, u xơ tiền liệt tuyến… khiến bệnh nhân phải đi tiểu liên tục trong đêm.

Tuổi tác

Tuổi tác là nguyên nhân phổ biến hàng đầu dẫn tới tình trạng mất ngủ. Khi tuổi ngày càng cao, cơ thể bước vào giai đoạn lão hóa, hoạt động các cơ quan suy giảm, cơ thể mệt mỏi suy nhược khiến chất lượng giấc ngủ giảm sút, gây tình trạng mất ngủ kéo dài.

Môi trường

Nhiều người bị mất ngủ do tác động xấu từ môi trường xung quanh như không gian ngủ chật chội, bức bí khó chịu, đông người ồn ào…

Thay đổi hormone

Rối loạn nội tiết tố, thay đổi hormone trong kỳ kinh nguyệt, tiền mãn kinh… cũng có thể dẫn tới mất ngủ.

Phương pháp chữa mất ngủ hiệu quả 

Mất ngủ kéo dài dẫn tới nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe và tâm lý, do đó căn bệnh này cần được điều trị sớm. Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, bệnh nhân cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh để loại bỏ chúng. Đồng thời, áp dụng thêm những phương pháp điều trị, hỗ trợ tìm lại giấc ngủ. Nguyên tắc điều trị này áp dụng cho cả những người trẻ và người cao tuổi, cụ thể gồm các phương pháp sau:

Liệu pháp tâm lý chữa bệnh mất ngủ

Phương pháp này chú trọng giúp bệnh nhân thư giãn, giải tỏa tâm lý để đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Một số liệu pháp tâm lý thường được thực hiện như:

- Yoga chữa bệnh mất ngủ

- Luyện khí công

- Tập dưỡng sinh

- Ngồi thiền

- Trị liệu với bác sĩ tâm lý…

Cách chữa mất ngủ bằng phương pháp dân gian

Trong dân gian lưu truyền khá nhiều bài thuốc chữa bệnh mất ngủ từ những nguyên liệu tự nhiên dễ kiếm. Một số bài thuốc phổ biến như:

- Chữa mất ngủ bằng chuối xanh: Dùng 1 quả chuối xanh cắt bỏ đầu đuôi, rửa sạch đem đun sôi với nước. Chắt nước chuối xanh pha thêm chút bột quế uống trong ngày.

- Chữa mất ngủ bằng mật ong: Pha 1 ly sữa ấm rồi thêm vào 2 thìa cà phê mật ong uống trước khi đi ngủ 15 – 20 phút.

- Chữa mất ngủ bằng quả dâu tằm: Dâu tằm rửa sạch cho vào nồi đất cùng 2 bát nước, đun đến khi còn 1 bát thì dừng, uống khi còn nóng.

- Chữa mất ngủ bằng tâm sen: Tâm sen sao vàng rồi hãm với nước uống như trà.

Các bài thuốc này chủ yếu có tác dụng làm giảm triệu chứng mất ngủ nhẹ. Với những trường hợp bệnh mất ngủ nghiêm trọng, phương pháp dân gian không mang tới dược lực đủ mạnh để giúp bệnh nhân tìm lại giấc ngủ ngon. Do đó, chỉ nên coi các phương pháp này là biện pháp hỗ trợ. Người bệnh vẫn nên tìm đến các cách điều trị bệnh mất ngủ chính thống để tránh làm bệnh kéo dài, dẫn tới mất ngủ mãn tính sẽ khó điều trị hơn.

 

Thay đổi thói quen sinh hoạt giúp cải thiện tình trạng mất ngủ

Bên cạnh việc điều trị mất ngủ bằng các phương pháp nêu trên, người bệnh nên thay đổi thói quen sinh hoạt để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn. Một số lưu ý cho bệnh nhân mất ngủ như:

- Duy trì đồng hồ sinh học đều đặn, hạn chế thức khuya.

- Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn.

- Ăn uống khoa học, hợp lý, hạn chế ăn đêm.

- Không vận động quá sức trước giờ ngủ.

- Hạn chế sử dụng cà phê và các chất kích thích.

- Chú ý thư giãn, tránh căng thẳng, lo âu.