Bắc Giang: Triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội xuân 2019
Cập nhật lúc: 04/01/2019, 16:30
Cập nhật lúc: 04/01/2019, 16:30
Theo đó, Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP các cấp; các sở, ngành, đoàn thể xây dựng kế hoạch, văn bản chỉ đạo triển khai trước ngày 01/01/2019 để tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác bảo đảm ATTP trong dịp Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội Xuân 2019.
Triển khai chiến dịch truyền thông, giáo dục kiến thức, pháp luật về ATTP; phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đơn vị thành viên triển khai hoạt động tuyên truyền, vận động và giám sát bảo đảm ATTP. Thực hiện tốt chương trình phối hợp tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe của cộng đồng.
Triển khai kiểm tra, đánh giá công tác quản lý nhà nước (QLNN) về ATTP của các cấp, các đơn vị chức năng trên địa bàn. Tổ chức đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành, chuyên ngành về ATTP đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm; kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố theo quy định.
Chủ động, tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống ngộ độc thực phẩm ở người và dịch bệnh trên đàn vật nuôi, nhất là bệnh dịch có khả năng lây truyền từ động vật sang người.
Đối với người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm: tuyên truyền, phổ biến các quy định về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ, nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.
Quy định về điều kiện đảm bảo ATTP trong chế biến, bảo quản, kinh doanh giò, chả, bánh trưng, các loại bánh, mứt cổ truyền và các sản phẩm nguồn gốc động vật, thực vật. Tuyên truyền phổ biến các quy định về sản xuất, kinh doanh rượu theo Nghị định số 105/2017/NĐ-CP của Chính phủ.
Đối với người tiêu dùng thực phẩm: hướng dẫn cách đọc nhãn mác sản phẩm thực phẩm, chọn mua thực phẩm an toàn. Cách chế biến, bảo quản thực phẩm an toàn... trong ngày Tết.
Tuyên truyền, khuyến cáo người tiêu dùng không mua, không sử dụng thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh mất vệ sinh; thực phẩm không đảm bảo an toàn, không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng.
Tuyên truyền phòng ngừa ngộ độc rượu; không lạm dụng rượu, bia trong ngày Tết. Không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân, rượu không có nguồn gốc, rượu không công bố tiêu chuẩn chất lượng.
Tuyên truyền phòng ngừa ngộ độc nấm: Tuyệt đối không được ăn nấm lạ, nấm hoang dại kể cả nấm mầu trắng; không ăn nấm đã bị dập nát, ôi thiu.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về ATTP: thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành, chuyên ngành về ATTP để tập trung thanh tra, kiểm tra đối với các nhóm sản phẩm, thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết Nguyên đán, lễ hội như: ngũ cốc; thịt, thủy sản, rau, củ, quả; bia, rượu, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột (bánh, mứt, kẹo…); dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố.
Tăng cường đấu tranh chống gian lận thương mại, kiểm soát và ngăn chặn thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả, kém chất lượng lưu thông trên thị trường, không chấp hành đúng quy định về đo lường, ghi nhãn hàng hoá, bán hàng đa cấp...
Tổ chức kiểm tra, đánh giá công tác bảo đảm ATTP đối với UBND các xã, phường, thị trấn; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Kiên quyết xử lý, công khai các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về ATTP theo quy định để nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về ATTP. Chủ động, tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống ngộ độc thực phẩm và bệnh, dịch trên đàn gia súc, gia cầm.
01:00, 04/01/2019
22:21, 03/01/2019
01:26, 22/12/2018