19/01/2025 | 13:18 GMT+7, Hà Nội

65,3% doanh nghiệp dệt may ngừng hoạt động trong tháng 9

Cập nhật lúc: 10/10/2021, 10:45

Theo khảo sát của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), do nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội trong tháng 9/2021, 65,3% doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã ngừng hoạt động.

Theo khảo sát của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), do nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội trong tháng 9/2021, 65,3% doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã ngừng hoạt động.

34,7% doanh nghiệp phải hoạt động theo phương án “3 tại chỗ, 2 cung đường”, thế nhưng, khi thực hiện theo phương án này, chi phí vận hành doanh nghiệp rất cao.

Cụ thể, doanh nghiệp dệt may phải chi trung bình 2,2 triệu đồng/người/tuần, cho các chi phí phụ cấp, ăn ở và xét nghiệm. Như vậy, một nhà máy có khoảng 1.000 lao động, sẽ phải chi 2,2 tỷ đồng/tuần.

Theo VITAS, tính tới thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp dệt may thực hiện 3 tại chỗ trung bình là 10 tuần. Như vậy, một nhà máy có 1.000 lao động đã phải bỏ ra 22 tỷ đồng để duy trì. Đây là con số rất lớn, khiến các doanh nghiệp dệt may áp lực.

65,3% doanh nghiệp dệt may ngừng hoạt động trong tháng 9.
65,3% doanh nghiệp dệt may ngừng hoạt động trong tháng 9.

Cũng theo VITAS, do gặp khó khăn trong khâu sản xuất và vận chuyển, các doanh nghiệp dệt may phải đối mặt với hàng loạt nguy cơ, như phải đền tiền chậm tiến độ cho khách, hoặc khách phải hủy đơn. Khảo sát cho thấy hơn 68% doanh nghiệp may bị phạt vì chậm giao hàng.

VITAS cũng tiết lộ, hiện nay, có nhiều khách hàng hủy giữa chừng và rút đơn hàng đang sản xuất chuyển sang Trung Quốc và Indonesia, điều này đã làm các đơn hàng mùa mới 2022 đã bị tạm dừng hoặc giảm số lượng.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp dệt may cho biết đang bị khách hàng ép giá, trong trường hợp doanh nghiệp xin lùi ngày xuất hàng, khách hàng đề nghị giảm giá 15%.

Trước những khó khăn nếu trên, VITAS kiến nghị, Chính phủ ưu tiên tiêm vắc-xin cho người lao động, tăng cường cho khu vực miền Bắc và miền Trung, người lao động di cư về quê.

Đồng thời, VITAS kiến nghị giảm thuế phí, cần có thương lượng giữa hiệp hội với nhãn hàng để chia sẻ chi phí vận chuyển hàng không, chi phí xét nghiệm, tạm ứng tiền trả lương cho người lao động, giãn nợ và cho doanh nghiệp vay ưu đãi. Đặc biệt vay để trả lương người lao động vì thời gian thanh toán đơn hàng sẽ kéo dài

Ngoài ra, các biện pháp nới lỏng biện pháp chống dịch, lưu thông giữa các tỉnh; Cho phép người lao động  đã tiêm ít nhất 1 mũi vắc-xin làm việc bình thường cũng là một giải pháp cần thiết cho doanh nghiệp dệt may.

Nguồn: https://congluan.vn/653-doanh-nghiep-det-may-ngung-hoat-dong-trong-thang-9-post160596.html