19/01/2025 | 07:09 GMT+7, Hà Nội

11 lời khuyên cho việc ăn uống lành mạnh

Cập nhật lúc: 30/07/2018, 14:03

Thói quen ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, dồi dào năng lượng, sức chịu đựng cao, hoạt động chuyển hóa và trao đổi chất trong cơ thể diễn ra tốt, từ đó giúp đẩy lùi nguy cơ bệnh tật.

Dưới đây là một số lời khuyên quan trọng bạn nên tuân theo để đảm bảo có chế độ ăn uống lành mạnh. 

1. Không bỏ bữa sáng

Đây là bữa ăn đầu tiên trong ngày sau nhiều giờ nghỉ đêm. Bữa sáng nên có đầy đủ các thực phẩm bổ dưỡng, thậm chí bạn nên xem xét các hoạt động sẽ diễn ra trong ngày để chuẩn bị các loại đồ ăn đủ năng lượng. 

Bạn không bao giờ được bỏ qua bữa ăn sáng, và cố gắng lựa chọn thực phẩm giàu protein, năng lượng như trứng, yến mạch...v...v

2. Đừng ăn nếu bạn không thực sự đói

Bạn chỉ nên ăn khi thực sự cảm thấy đói. Nếu bạn ăn khi đói, dịch dạ dày cùng với các enzym trong hệ tiêu hóa tiết ra nhiều dẫn đến tiêu hóa tốt hơn. Điều quan trọng là bạn không được tự bỏ đỏi mình. 

3. Uống đủ nước nhưng tránh đồ uống có ga và nước ngọt

Bạn nên uống nước khi thức dậy vào buổi sáng và trong suốt cả ngày. Uống đủ nước giúp cơ thể loại bỏ độc tố, tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa nguy cơ chuột rút hoặc bong gân, duy trì cân nặng lành mạnh và tăng mức năng lượng.

Bất kỳ loại đồ uống nào có hàm lượng đường cao hoặc soda đều thúc đẩy tăng cân, nguy cơ béo phì, tiểu đường, tích lũy chất độc...v...v  Uống nước ấm với chanh và mật ong sẽ mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho cơ thể.

4. Giảm tốc độ ăn uống 

Nếu bạn là người ăn nhanh, hãy chậm lại. Cố gắng đảm bảo rằng bạn ăn với tốc độ chậm vì não thường mất đến 20 phút để báo hiệu sự no bụng. Vì thế nếu ăn nhanh bạn sẽ thường ăn nhiều hơn mức bạn cần.

5. Ăn vào giờ bình thường

Cơ thể bạn sẽ hoạt động tốt hơn nhiều nếu bạn thường xuyên ăn uống đúng bữa. Đồng hồ sinh học của cơ thể sẽ thiết lập lịch trình tiêu hóa thức ăn trong cả ngày. Bất kỳ sự ăn uống thất thường nào cũng không được khuyến khích.

6. Giữ bình tĩnh trong khi ăn

Nếu bạn ăn khi đang có tâm trạng tức giận, mất tập trung hoặc bị kích động điều gì, tất cả đều không tốt cho cơ thể bạn. Hãy thoải mái và giữ bình tĩnh trong khi ăn.

Khi ăn bạn nên thư giãn và chỉ quan tâm đến thực phẩm và hương vị của nó chứ không phải điều gì khác. Điều này sẽ mang lại những kết quả tốt khi cơ thể đáp ứng tốt với lượng chất dinh dưỡng trong thực phẩm.

7. Dùng chút muối, gừng và chanh trước khi bạn ăn

Tiêu thụ một nhúm muối nhỏ cùng với gừng và chanh trước khi ăn là một ý tưởng tuyệt vời. Sự kết hợp này rất hữu ích trong việc tiết ra đúng các enzyme trong ruột, dẫn đến tiêu hóa tốt hơn.

8. Omega-3 và Vitamin D 

Omega-3 là chất bổ sung cần thiết cho khả năng miễn dịch, sức khỏe não bộ, hoạt động của tim và giảm viêm trong cơ thể. Hạt lanh, quả óc chó, đậu tương, và các loại cá như cá hồi, cá thu, cá ngừ v...v... đều giàu omega-3.

Ngoài ra, vitamin D tốt cho sức khỏe của xương và khả năng miễn dịch tốt. Lựa chọn các loại thực phẩm như: phô mai, lòng đỏ trứng, sữa đậu nành, ngũ cốc, pho mát, cùng với các loại cá v...v... sẽ giúp bổ sung vitamin D cho cơ thể bạn.

9. Nấu ăn tại nhà

Việc tự tay thực phẩm và nấu ăn tại nhà sẽ giúp bạn kiểm soát tốt các thành phần có trong món ăn. Lượng gia vị, dầu ăn hoặc bất kỳ nguyên liệu nào cũng được chuẩn bị tùy theo nhu cầu của bạn, không lo vượt quá mức calo như thức ăn ngoài hàng quán. Nấu ăn cũng đòi hỏi vận động thể chất, sẽ giúp bạn giảm nguy cơ tăng cân.

10. Thực phẩm tươi sống

Một số loại trái cây sấy khô hoặc đồ đông lạnh thường nhiều calo hoặc đường, không tốt cho sức khỏe của bạn. Với các loại rau bạn cũng nên lựa chọn rau tươi. Chẳng hạn như đậu xanh tươi vẫn tốt hơn so với đậu Hà Lan đông lạnh.

11. Kết thúc bữa ăn một cách lành mạnh

Sau bữa ăn, bạn có thể ăn sữa chua hoặc uống sữa ấm. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy no hơn trong một thời gian dài mà không cảm thấy thèm đồ ăn nhẹ không lành mạnh sau bữa ăn. 

Ngoài việc chú ý thay đổi chế độ ăn thì thay đổi lối sống của bạn cũng rất quan trọng. Hai nhân tố này liên quan trực tiếp đến nhau giúp bạn có cơ thể khỏe mạnh, phòng tránh mọi bệnh tật. 

1. Kéo giãn cơ thể

Sau một đêm ngủ dậy, hoặc sau khi cơ thể ở lâu trong một tư thế, bạn nên thực hiện động tác kéo giãn. Duỗi chân tay sau khi làm việc liên tục trên máy tính hoặc xem ti vi sẽ giúp lưu thông máu tốt hơn. 

2. Luyện tập

Tạo lập thói quen tập thể dục thường xuyên sẽ rất tốt cho sức khỏe của bạn. Đi bộ, đi bộ nhanh, chạy bộ, đạp xe, yoga, bơi lội, khiêu vũ... là một số hoạt động bạn có thể bổ sung vào chế độ tập luyện hàng ngày hoặc hàng tuần. 

Nếu quá bận rộn, ngay cả khi chỉ dành 5 - 10 phút vận động cơ thể kết hợp với thở sâu cũng giúp cơ thể được thư giãn.

3. Ngủ ngon

Ngủ đủ giúp cơ thể nghỉ ngơi và đảm bảo khả năng miễn dịch tốt. Bạn nên ngủ ít nhất từ 7-8 giờ, cho cơ thể và bộ não được "trẻ hóa" trong khi ngủ.

4. Tránh uống rượu và hút thuốc

Nếu có thể, hãy tránh hoàn toàn những thói quen không tốt này. Duy trì một chế độ ăn uống cân bằng và lối sống lành mạnh sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và tâm trí tốt. Điều quan trọng là bạn nên duy trì tính kỉ luật trong những thay đổi về lối sống và chế độ ăn.