22/11/2024 | 11:36 GMT+7, Hà Nội

Xuất khẩu hàng Việt Nam vào Thụy Sỹ tăng cao

Cập nhật lúc: 13/04/2019, 22:20

Theo số liệu của Hải quan Thuỵ Sỹ, thời gian qua, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) song phương Việt Nam – Thuỵ Sỹ đạt 480,737,849 CHF tăng cao so với cùng kỳ năm trước.

Dự báo kim ngạch XNK Quý 1/ 2109  tăng 6,5-6,9% so với cùng kỳ năm trước, ước cả năm tăng 6,0-6,5%  tổng kim ngạch. Các doanh nghiệp XNK Việt Nam cần thay đổi để giữ mức tăng trưởng đối với hàng XNK vào Châu Âu trong đó có Thụy Sỹ (Ảnh TL) Các doanh nghiệp XNK Việt Nam cần thay đổi để giữ mức tăng trưởng đối với hàng XNK vào Châu Âu trong đó có Thụy Sỹ (Ảnh TL)

Những mặt hàng trong các nhóm xuất khẩu của Việt Nam vào Thuỵ Sỹ được coi là có tăng trưởng mạnh gồm: Nông sản sau chế biến (18%), thuỷ sản đông lạnh (15,6%), cơ điện tử và máy móc (9,2%)…. Phần lớn các mặt hàng này đều được các doanh nghiệp (DN) đầu tư nước ngoài FDI, các DN liên doanh trong tổ chức chế biến, sản xuất có chất lượng cao hơn tại Việt Nam để XK sang thị trường Thuỵ Sỹ và các nước phát triển khác.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Thụy Sỹ, các DN Việt Nam trong thời gian tới thực hiện XNK hàng hóa nên nắm bắt các chính sách của Thụy Sỹ. Vì trong thời gian qua, nhất là từ năm 2017 đến nay, nhiều chính sách thương mại của Thuỵ Sỹ đang được thay đổi, có hiệu lực và có tác động mạnh mẽ. Đáng chú ý nhất là tình hình bảo hộ DN trong nước của Thụy Sỹ đang tăng cường các tiêu chuẩn, hàng rào kỹ thuật với các hàng hoá NK, bảo hộ sở hữu tí tuệ và mở DN, hỗ trợ DN Thuỵ Sỹ đầu tư ra nước ngoài.

Đặc biệt hiện nay Thụy Sỹ đang có tiêu chuẩn hàng XNK  với hệ thống riêng, phần lớn hài hoà với tiêu chuẩn EU. Tuy nhiên theo từng ngành hàng và các chuỗi cung ứng, họ có thể bổ sung các tiêu chuẩn phụ để nâng cao chất lượng cũng như hạn chế hàng của các đối tác trong đó có Việt Nam, ví dụ như các chuỗi cung ứng lớn Migros, Denner, Aligro C&A có hệ thống các tiêu chuẩn phụ về chất lương, bảo quản, bao bì nhãn mác...

Hiện nay hàng Việt Nam nhập khẩu vào Thuỵ Sỹ phần lớn thông qua các DN từ khối các DN Châu Á và đang có hướng giảm sút do hệ thống phân phối quy mô chưa đủ tại Thuỵ Sỹ. Từ đó đã tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn từ kênh phân phối của khối các DN Châu Âu  nhất là đối với các lĩnh vực như giá cả, chi phí logistics, nhân lực...

Do vậy, nếu DN Việt Nam sớm thay đổi phương thức, quy mô kinh doanh, tạo các liên kết với kênh phân phối, và xây dựng sản phẩm XK đồng thương hiệu… sẽ có nhiều thuận lợi cho XNK  trong tương lai. Nếu không đầu tư đủ lớn và có thay đổi nhanh đi cùng xu hướng kinh doanh thì sẽ gặp nhiều hạn chế đối với thị trường này.