19/01/2025 | 15:59 GMT+7, Hà Nội

Vụ "lùm xùm" 170 tỉ: VietABank "im lặng" trước những câu hỏi nghiệp vụ?

Cập nhật lúc: 29/01/2019, 14:30

Liên quan đến việc nhiều khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại chi nhánh của ngân hàng Việt Á bất ngờ phát hiện tiền trong tài khoản bị kẻ xấu làm giả giấy tờ để rút ra hoặc thế chấp cho khoản vay khác nên không thể rút được tiền, ngân hàng Việt Á vẫn hoàn toàn "im lặng" trước những câu hỏi về chuyên môn, nghiệp vụ ?

Được biết, sau một thời gian PV gửi những câu hỏi mang tính nghiệp vụ và trách nhiệm của ngân hàng VietABank đối với khách hàng trong sự việc trên, VietABank vẫn "im lặng", chưa đưa ra bất cứ phản hồi nào mặc dù những câu hỏi đó không ảnh hưởng tới kết quả điều tra.

Cụ thể, trong thông cáo báo chí, VietABank khẳng định không phát hành hợp đồng tiền gửi. Nhưng trên Hợp đồng tiền gửi này có chữ ký của Giám đốc phòng giao dịch VietABank Đông Đô và các nhân viên giao dịch, có con dấu của ngân hàng. Vậy VietABank lý giải như thế nào về vấn đề này? Liệu có phải do cán bộ ngân hàng vô tình hay cố ý? Và trong trường hợp, ngay cả khi phát hành sai mẫu, ngân hàng lẽ nào có thể chối bỏ trách nhiệm của mình?

Theo quy định thông thường, khi gửi tiết kiệm, tất toán sổ tiết kiệm hay khi tiến hành ký kết hợp đồng vay vốn, khách hàng đều nhận được thông báo của ngân hàng. Tuy nhiên, cả ba nhóm khách hàng tố mất tiền nói trên đều cho cho hay: Khi gửi tiền vào ngân hàng họ nhận được tin nhắn thông báo, song khi khoản tiền gửi bị tất toán hoặc bị chuyển sang sổ tiết kiệm hoặc bị cầm cố, khi hợp đồng vay được ký kết, họ không hề nhận được bất kỳ tin nhắn thông báo nào. Việc tin nhắn SMS Banking bị tắt vào đúng thời điểm “nhạy cảm” là do đâu? Liệu có sự thông đồng của Cán bộ ngân hàng cho hành việc này hay không? 

Ngân hàng Việt Á và vụ

Ngân hàng Việt Á và vụ "lùm xùm" 170 tỉ đồng

Tại sao chủ sổ tiết kiệm không có mặt mà cá nhân khác vẫn có thể lấy sổ để giả chữ ký, thế chấp vay vốn (trường hợp khách hàng Đặng Nghĩa Toàn, Triệu Hùng Cường..) hay có sự tiếp tay của cán bộ ngân hàng đưa hồ sơ gốc của chủ sổ tiết kiệm để các đối tượng làm gì có thể làm giả chữ ký và Hợp đồng tiền gửi lại bị “hô biến” thành sổ tiết kiệm (với nhóm khách hàng gửi 170 tỷ) để rồi sau đó số sổ này được sử dụng để cầm cố vay vốn mà chủ của tài khoản tiền gửi không hề hay biết? Tại sao ngân hàng không công khai việc những cá nhân này vay tiền (hợp đồng thế chấp) được ký kết để minh chứng cho việc khách hàng có giao dịch vay tiền? 

Nếu trường hợp khách hàng cố tình gian lận, lừa đảo là thật, thì chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt giao dịch tương tự và bất thường diễn ra (gửi tiền – chuyển thành sổ tiết kiệm – cầm cố vay vốn), cùng liên quan đến một nhóm đối tượng, với số tiền lên tới hàng trăm tỷ đồng… lẽ nào ngân hàng không nghi ngờ, không phát hiện dấu hiệu bất thường?

Đối với trường hợp gửi tiền của ông Triệu Hùng Cường, bà Triệu Tuyết Trinh. Theo ngân hàng cho biết sau khi gửi tiền vào và họ đã tiến hành làm thủ tục thế chấp vay, nhưng họ phản ánh là không hề làm thủ tục vay vốn tại ngân hàng. Vậy ngân hàng có thể chứng minh hồ sơ vay vốn của họ bằng cung cấp hồ sơ vay vốn của hai người này? Đồng thời, quy trình xét duyệt hồ sơ vay vốn đã đúng quy định hay chưa?

Việc ngân hàng Việt Á "im lặng" không trả lời sẽ khiến người dân đặt dấu hỏi khi thực hiện các giao dịch gửi tiền và các thủ tục khác liên quan tại ngân hàng VietABank?

Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin./.