Vinaphone liệu có bị lung lay trong "thế chân vạc" của 3 nhà mạng?
Cập nhật lúc: 14/09/2018, 07:01
Cập nhật lúc: 14/09/2018, 07:01
Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có tổng cộng tất cả 5 nhà mạng lớn là Viettel, Mobifone, Vinaphone, Vietnamobile và Gmobile(Beeline). Trong đó, 3 nhà mạng được nhiều người sử dụng nhất là Viettel, Mobifone, Vinaphone.
Để quyết định nhà mạng nào làm ăn thành công nhất có thể nhìn vào thị phần và doanh thu hàng năm được báo cáo.
Ba nhà mạng này được ví như thế “kiềng 3 chân” vững chãi nhưng có vẻ như chỉ có Viettel là thực sự mạnh. Trong miếng bánh thị phần cạnh tranh khốc liệt thì Viettel đang dẫn đầu với 46,7%, gấp đôi thị phần của Vinaphone chỉ 26,1% (số liệu năm 2016).
Số liệu báo cáo năm 2014 cho thấy, Viettel đạt doanh thu hơn 197.000 tỷ đồng và có gần 57,5 triệu thuê bao, MobiFone đạt doanh thu hơn 36.600 tỷ đồng với hơn 40 triệu thuê bao. VinaPhone chỉ có doanh thu hơn 25.600 tỷ đồng, với hơn 26 triệu thuê bao.
Như vậy Vinaphone dường như đang có mức lợi nhuận thấp nhất trong 3 nhà mạng và bị bỏ khá xa so với Viettel.
Khảo sát được Báo Bưu điện Việt Nam thực hiện năm 2011 cho thấy, người dùng chọn đăng ký thuê bao Viettel nhiều nhất, đánh giá chất lượng dịch vụ của MobiFone cao nhất nhưng với Vinaphone thì bị bỏ qua.
Để so sánh giá cước của Vinaphone và Viettel thì rõ ràng, Viettel có giá cước cả nội và ngoại mạng đều đắt hơn nhưng Vinaphone vẫn không lọt vào tầm ngắm đối với nhiều người dùng. Tại sao vậy?
Việc giá cước rẻ không phải là điều quyết định người dùng có sử dụng một mạng viễn thông nào đó hay không. Điều quan trọng nhất là chất lượng cuộc gọi, thái độ phục vụ và các tiện ích di động…
Vinaphone xây dựng hình ảnh mạng di động có vùng phủ sóng rộng với thông điệp “không ngừng vươn xa”, tuy nhiên để làm được như slogan thì nhà mạng thực sự chưa thành công khi sóng khá chập chờn, chưa kể mạng internet của VNPT thường xuyên bị khách hàng phàn nàn kêu ca.
Viettel ngược lại luôn biết cách câu kéo khách hàng bằng những chương trình khuyến mãi, dù các nhà mạng sau đi theo các chương trình giảm giá thì cũng chỉ là “kẻ nối gót” và không thể "hớt" thêm được miếng bánh thị phần từ nhà mạng này.
Tính trên toàn đất nước, hiện Viettel có khoảng 12.000 trạm thu phát sóng từ thành thị đến nông thôn, hải đảo thậm chí còn vươn sang cả các nước láng giềng như Lào, Campuchia. Chính vì vậy, thuê bao của Viettel có thể gọi đi bất cứ đâu không sợ tắc nghẽn.
Còn Vinaphone, hệ thống kênh phân phối không nhiều và chính sách chăm sóc khách hàng còn ít, không phủ sóng dày đặc toàn miền vì vậy ở vùng sâu vùng xa sóng còn chập chờn, đó chính là điểm yếu của nhà mạng này.
Những năm gần đây, Vinaphone cũng đều nỗ lực để cải thiện kinh doanh của mình như ra mắt nhiều dịch vụ mang tính sáng tạo như Freedoo, thẻ tích điểm Vpoint, gói cước Gia đình,… nhưng tính năng các gói cước quá đơn giản, chủ yếu phục vụ thoại và tin nhắn đơn giản. So với những dịch vụ của các nhà mạng trước đó như gói cước Tomato, MI5, MI10 của Viettel thì nó vẫn chưa thể có tiếng vang lớn và ảnh hưởng đến nhiều người dùng.
Với việc khai trương 4G tại các tỉnh thành cũng vậy. Ban đầu, khi sóng 4G mới xuất hiện, Vinaphone cũng đã hứa hươu hứa vượn rằng “Ở đâu có VinaPhone 4G, ở đó VinaPhone 4G là mạnh nhất”, thế nhưng thực tế thì Vinaphone chỉ kịp phủ sóng 4G ở các thành phố lớn.
Còn Viettel, tuy là chân chạy sau nhưng đã phổ rộng toàn quốc. Sau 6 tháng triển khai dịch vụ thì Viettel hiện chiếm tới 52% thị phần 4G, MobiFone và Vinaphone ngậm ngùi lần lượt với 21% và 27%.
Trong thực tế, Vinaphone cũng hoàn toàn không đáp ứng được tốc độ băng thông trơn và mượt mà người dùng yêu cầu. Trên khắp các diễn đàn và hội nhóm, không ít người phàn nàn 4G của Vinaphone quá chậm dù các gói cước của Vinaphone đắt nhất, với mức giá từ 79.000 đồng, có gói lên đến 299.000 đồng với 10 GB dung lượng.
20:31, 13/09/2018
14:30, 13/09/2018
06:05, 22/05/2018
06:30, 16/05/2018
13:58, 25/01/2018