23/01/2025 | 10:28 GMT+7, Hà Nội

Việt Nam đang phải nhập khẩu những gì từ quốc tế?

Cập nhật lúc: 13/07/2016, 21:23

Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu cả nước nửa đầu năm đạt 80,7 tỷ USD, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ tính trong tháng 5/2016, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu cả nước đạt 14. 549 triệu USD, thấp hơn 451 triệu USD so với số ước tính.

Trong đó:

  • Điện tử máy tính và linh kiện thấp hơn 125 triệu USD
  • Điện thoại và linh kiện thấp hơn 96 triệu USD
  • Vải thấp hơn 75 triệu USD
  • Chất dẻo thấp hơn 66 triệu USD
  • Gỗ và sản phẩm gỗ thấp hơn 40 triệu USD
  • Máy móc, thiết bị và dụng cụ, phụ tùng khác cao hơn 175 triệu USD
  • Xăng dầu cao hơn 42 triệu USD

Kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đầu năm giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước

Còn trong tháng 6, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 14,90 tỷ USD, tăng 2,4% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 6,40 tỷ USD, tăng 1,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 8,50 tỷ USD, tăng 2,8%.

So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu tháng 6 đã tăng 4,9%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 6,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 3,5%.

Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng so với cùng kỳ năm trước: Điện tử, máy tính và linh kiện tăng 17,8%; sản phẩm chất dẻo tăng 21,1%; sắt thép tăng 11,7%; vải tăng 9,2%.

Các thị trường nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam

Như vậy, tính chung 6 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu đạt 80,7 tỷ USD, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 33,4 tỷ USD, tăng 1,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 47,3 tỷ USD, giảm 1,8%.

Nếu loại trừ yếu tố giá (giá nhập khẩu bình quân giảm 7,8%), kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đạt 87,5 tỷ USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2015.

Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước:

  • Máy móc, thiết bị và dụng cụ, phụ tùng khác đạt 13,1 tỷ USD, giảm 5,9%
  • Xăng dầu đạt 2,4 tỷ USD, giảm 17,5% (lượng tăng 28,1%)
  • Điện thoại và linh kiện đạt 4,9 tỷ USD, giảm 7%
  • Gỗ và sản phẩm gỗ đạt 878 triệu USD, giảm 19,4%

Những mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng so với cùng kỳ năm trước:

  • Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 12,5 tỷ USD, tăng 12,1%
  • Vải đạt 5,1 tỷ USD, tăng 3,5%
  • Sắt thép đạt 3,8 tỷ USD, tăng 2,8%
  • Nguyên phụ liệu dệt may, giày dép đạt 2,6 tỷ USD, tăng 2,3%
  • Kim loại thường khác đạt 2,2 tỷ USD, tăng 24,1%
  • Sản phẩm chất dẻo đạt 2,1 tỷ USD, tăng 17,3%

Về thị trường hàng hóa nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm, Trung Quốc vẫn giữ vững vị trí đầu và là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với 23,3 tỷ USD, giảm 2,9% so với cùng kỳ năm trước.

Đứng thứ 2 là thị trường Hàn Quốc với kim ngạch nhập khẩu đạt 14,9 tỷ USD, tăng 7,9%. Thị trường chung ASEAN đứng thứ 3 với mức 11,5 tỷ USD, giảm 3,4%.

Nhật Bản đạt 6,8 tỷ USD, giảm 6,3%. EU đạt 4,6 tỷ USD, giảm 6,5% và Hoa Kỳ đạt 3,8 tỷ USD, tăng 2%.