21/01/2025 | 17:35 GMT+7, Hà Nội

Vi khuẩn trong nước bể bơi sống lâu hơn bạn nghĩ

Cập nhật lúc: 04/08/2015, 08:31

Vi khuẩn trong nước bể bơi có thể sống được tới 5 ngày và hoàn toàn có thể gây nhiễm bệnh cho người sử dụng bể bơi nếu không có các phương pháp bảo vệ bản thân khi bơi tại hồ bơi công cộng.

Vào tháng 6-2015, Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) đã báo cáo số lượng tăng vọt đáng chú ý của các bệnh gây ra bởi vi khuẩn và ký sinh trùng trong hồ bơi, bể tắm nước nóng trong 20 năm qua. Từ 2011-2012, nước nhiễm độc gây ra 1788 căn bệnh, 95% người bị nhiễm phải nhập viện, 1 người tử vong chỉ riêng ở Mỹ.

Thủ phạm chính gây ra việc này là Cryptosporidium, nó có thể sống đến 5 ngày trong nước được giữ gìn tốt, khử trùng bằng clo. Theo CDC trường hợp bị nhiễm Cryptosporidium đã tăng gấp đôi từ 2004 – từ 3411 vụ đến hơn 10.500 vụ.

Clo thực sự không thể tiêu diệt các vi khuẩn ngay lập tức. Vài loại vi khuẩn có thể sống trong nước hồ vài ngày trước khi bị clo diệt, trong khi vài loại khác như Crypto có thể kháng miễn clo. Nhiễm khuẩn hồ bơi thường gây vấn đề dạ dày-ruột, da, tai, mắt, thần kinh, đường hô hấp, nhiễm trùng vết thương.

Clo trong nước bể bơi cũng không thể diệt hết vi khuẩn trong bể bơi.

Clo trong nước bể bơi cũng không thể diệt hết vi khuẩn trong bể bơi.

Từ 1988, năm mà nước Mỹ có dịch bệnh đầu tiên do nước bị nhiễm Cryptosporidium, con số ổ dịch được báo cáo hàng năm tăng dần lên đáng kể.Loại vi khuẩn này có thể gây đau dạ dày nghiêm trọng, tiêu chảy. Nó phát triển mạnh trong bể bơi, bể sục, đài phun nước, hồ, sông, suối, ao bị nhiễm nước thải hoặc phân từ con người hoặc động vật.

Nhưng các bệnh dịch khác gây ra bởi vi khuẩn có thể bị diệt bởi clo như E. coli, norovirus, Giardia, and Shigella cũng rất đáng quan ngại. Amip Naegleria fowleri ăn não đã gây bệnh cho gần 30 người Mỹ và giết chết một số người trong 10 năm qua.

Để bảo vệ chính mình, bạn cần hiểu rõ về vi khuẩn trong hồ bơi. Các ký sinh trùng và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua nước hồ mà bạn nuốt vào, sau đó chúng chui vào ruột non, thường gây ra tiêu chảy. Bệnh cũng có thể gây ra khi hít phải sương, hơi mù từ hồ nước, bể tắm hơi, nước công viên, đài phun, hồ, ao, biển…

Trẻ em, phụ nữ có thai và người có vấn đề về hệ miễn dịch có nguy cơ cao bị lây nhiễm vi khuẩn ở hồ bơi.

Trẻ em, phụ nữ có thai và người có vấn đề về hệ miễn dịch có nguy cơ cao bị lây nhiễm vi khuẩn ở hồ bơi.

Trong những trường hợp hiếm hoi, nếu bệnh nhân có vấn đề về hệ miễn dịch, nhiễm khuẩn có thể gây tử vong. Chỉ cần nuốt 1 ít nước nhiễm khuẩn đã đủ làm bạn nhiễm bệnh. Trẻ em, thiếu niên, phụ nữ có thai và người có vấn đề về hệ miễn dịch có nguy cơ cao nhất.

Các chuyên gia sức khỏe khuyên người đi bơi nên cẩn thận với nước hồ và tuân theo những quy tắc sau:

- Không uống nước hồ: Nuốt nước trong bất kỳ cơ sở giải trí nào cũng rất nguy hiểm. Chỉ cần 1 người bị người bị tiêu chảy cũng sẽ gây lây nhiễm cho hàng ngàn người khác.

- Tránh đem thức uống đến cạnh hồ hoặc làm chúng dính nước hồ. Không bao giờ đem những thực phẩm ăn uống đến dùng bên hồ bơi công cộng.

- Thường xuyên rửa tay và dùng dung dịch rửa tay để chống Crypto trên các ghế ngồi, bàn, phòng tắm và các vật dụng khác.

- Nếu bạn đi du lịch đến nơi đã từng có dịch bệnh do vi khuẩn gây ra trong những năm gần đây, nên cố gắng tăng cường vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên, đặc biệt khi đi bơi, tắm hơi hay dùng buffet.

Khi đi bơi nên trang bị đầy đủ đồ bảo hộ và tuyệt đối không được uống nước bể bơi.

Khi đi bơi nên trang bị đầy đủ đồ bảo hộ và tuyệt đối không được uống nước bể bơi.

- Nếu bạn bị bệnh, nên tránh xa nước. Tắm và đi vệ sinh trước khi vào hồ bơi.

- Các bậc cha mẹ nên thường xuyên đưa con đi đến nhà vệ sinh để tránh "tai nạn" trong hồ, kiểm tra tã của con và thay chúng trong phòng tắm thay vì bên cạnh hồ.

- Hỏi nhân viên hồ bơi rằng họ có thường xuyên kiểm tra nồng độ clo và pH. Bạn có thể cân nhắc mua que thử nước hồ nếu thường xuyên đi bơi.