24/11/2024 | 17:18 GMT+7, Hà Nội

Vật liệu xanh được tạo ra từ… thức ăn thừa

Cập nhật lúc: 24/10/2017, 23:00

Mới đây, theo một báo cáo mang tên The Urban Bio-Loop, nhóm nghiên cứu người Ả-Rập Archinect đang sử dụng thức ăn thừa để phát triển những vật liệu xây dựng chi phí thấp và thân thiện với môi trường.

Theo đó, các thực phẩm phổ biến và ngon miệng như lạc, gạo, chuối, khoai tây và nấm - những thức ăn thừa của các nước phát triển có thể được chuyển hóa thành vật liệu xây dựng. Mục tiêu của những nhà nghiên cứu khi thực hiện báo cáo muốn chứng mình rằng mẫu vật liệu xây dựng khác biệt này là hoàn toàn có thể.

Chuyển đổi thức ăn thừa thành vật liệu xây dựng

Chuyển đổi thức ăn thừa thành vật liệu xây dựng

Họ cho rằng, ở những quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới, chẳng hạn như Hoa Kỳ, lãng phí tới 40% tổng lượng thực phẩm. Vì vậy, thực phẩm bị bỏ phí này có thể là nguồn nguyên liệu sáng tạo của các sản phẩm xây dựng, kết cấu và kiến trúc, Archinect cho biết. Và điều này có thể được thực hiện nếu thay đổi hệ thống quản lý rác truyền thống.

Mô hình kinh tế tuần hoàn của các nhà nghiên cứu đưa ra

Mô hình kinh tế tuần hoàn của các nhà nghiên cứu đưa ra

Những ráchữu cơ có thể chứng minh rằng chúng hữu ích trong ngành xây dựng. Chẳng hạn, vỏ lạc có thể được sử dụng để tạo ra những vách ngăn chi phí thấp, có khả năng chịu lửa, chịu băng; hay gạo có thể biến thành tro và trộn với bê tông để thay thế cho chất bôi trơn. Trong khi vỏ chuối có thể làm ra sợi thô, kết quả của loại sợi có độ dẻo, dai cao; nấm có thể được sử dụng để xây nhà; thì vỏ khoai tây được rửa sạch, nén và sấy khô để làm ra vật liệu không thấm nước và chịu lửa.

Mô hình chuyển đổi thức ăn thừa thành vật liệu xây dựng

Mô hình chuyển đổi thức ăn thừa thành vật liệu xây dựng

Nhóm nghiên cứu nhận định rằng việc sử dụng thức ăn thừa cho xây dựng bất động sảncũng tạo ra một nền kinh tế tuần hoàn, nơi mà rác thải thô có thể được sử dụng, thay vì bị chôn lấp lãng phí.

Tái sử dụng thức ăn thừa cũng làm giảm số lượng khí methan được tạo ra từ quá trình hoa quả và rau củ phân hủy chậm. Loại khí gas này chính là tác nhân quan trọng gây hiện tượng nóng lên toàn cầu khiến nước biển dâng và thảm họa thiên nhiên.

Qua đó, họ hướng đến giải quyết song song 2 vấn đề: xử lý rác thải hữu cơ và thiếu nguyên liệu thô sản xuất vật liệu.