19/01/2025 | 12:12 GMT+7, Hà Nội

Văn phòng chia sẻ có đang "đe dọa" văn phòng truyền thống?

Cập nhật lúc: 21/10/2018, 01:00

Thời gian gần đây, với công suất cho thuê lên đến 95% tại các khu vực trung tâm của Hà Nội hay TP. HCM, thị trường văn phòng chia sẻ tại Việt Nam đang bước vào giai đoạn “ăn nên làm ra”, trở thành điểm sáng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và thực sự "đe dọa" mô hình văn phòng truyền thống. Reatimes đã có cuộc trao đổi với bà Đỗ Thị Thu Hằng, Phó Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu Savills Hà Nội xoay quanh câu cậu chuyện này.

PV: Bà đánh giá như thế nào về hoạt động của loại hình văn phòng chia sẻ tại Hà Nội thời gian vừa qua?

Đỗ Thị Thu Hằng: Văn phòng chia sẻ tại Hà Nội trong các năm qua là một trong những xu hướng đang phá ttriển khá nhanh. Theo thống kê của Savills, thời điểm quý IV vừa qua, văn phòng chia sẻ, văn phòng dịch vụ có 30 – 40 dự án. Thị trường này cũng thu hút khá nhiều doanh nghiệp nhỏ và các họat động khởi nghiệp bởi sự linh hoạt giá thuê theo ngày, theo tháng hay theo tuần, theo năm. Điều kiện thanh toán cũng rất linh hoạt. Không gian làm việc hiện đại, phù hợp với lớp thanh niên, các startup, các đơn vị cần không gian văn phòng vừa phải. Lợi thế của loại hình này là không phụ thuộc vào các hợp đồng dài hạn như văn phòng truyền thống.

Theo Savills, những khu vực có văn phòng chia sẻ sẽ còn phát triển thêm nhiều hình thức và có thêm những diện tích rất nhỏ, thiết kế thông minh, có bếp. Điều này sẽ tạo điều kiện vừa cho thuê ở vừa kết hợp vừa làm việc cũng rất linh hoạt và giá cả cũng phải chăng. Đây cũng là một trong những xu hướng mới của văn phòng tại các thành phố lớn.

PV: Vậy theo bà, văn phòng chia sẻ sẽ ảnh hưởng thế nào đến văn phòng truyền thống?

Đỗ Thị Thu Hằng: Văn phòng chia sẻ thực ra đáp ứng nhu cầu của phân khúc khách hàng con thiếu của văn phòng truyền thống. Vì văn phòng truyền thống, các modun chia bao giờ cũng là diện tích không thể quá nhỏ. Do đó, có những người có nhu cầu thuê diện tích văn phòng nhỏ, họ không biết tìm kiếm ở đâu mà phải vào chung cư thuê. Đó chính là lý do không gian làm việc chung, văn phòng chia sẻ ra đời để giải bài toán cho nhu cầu văn phòng. Vì chung cư không phải địa điểm lý tưởng để làm văn phòng.

Bà Đỗ Thị Thu Hằng, Phó Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu Savills Hà Nội

Bà Đỗ Thị Thu Hằng, Phó Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu Savills Hà Nội

Rõ ràng với mô hình đó, người dùng chỉ cần mang máy tính đến làm việc. Hơn nữa, ngồi trong không gian này khác so với truyền thống vì đó là không gian mở, tạo tính sáng tạo nhiều hơn cho người làm việc, có sự giao lưu với các đối tác cũng nhiều hơn nữa. Có thể nói mô hình văn phòng mới này rất linh hoạt, là sản phẩm hấp dẫn.

PV: Thưa bà, văn phòng chia sẻ và co-living, làm tôi nghĩ đến Officetel, hình như chúng ta cùng nhắm tới một nhóm khách hàng?

Đỗ Thị Thu Hằng: Đúng vậy, tuy nhiên, Officetel cũng chỉ đáp ứng 1 phần phân khúc thôi, chứ không phải số nhiều phân khúc khách hàng cần không gian làm việc nhỏ và linh hoạt. Bởi Officetel không có nhà điều hành hoặc nhà điều hành không chuyên vì khi chủ đùa tư mua rồi cho thuê lại thì sẽ không có sự linh hoạt.

Hơn nữa đơn vị quản lý văn phòng chia sẻ có thiết bị chuyên hơn, thậm chí họ không dừng ở chuyện cho thuê không gian làm việc mà còn có thể có những event hoặc hỗ trợ cho người đến làm việc, làm họ có cảm giác gắn bó với đa phần thời gian. Tức là họ xóa đi ranh giới mà văn phòng truyền thống bị bó buộc với việc đóng kín.

Tuy nhiên, với doanh nghiệp lớn, văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng, lúc này văn phòng truyền thống lại đáp ứng tốt hơn văn phòng chia sẻ. Do đó, điều này không có mâu thuẫn gì, mà chỉ đáp ứng được một nhu cầu của thịtrường.

PV: Bà đánh giá như thế nào về triển vọng của mô hình văn phòng chia sẻ trong thời gian tới?

Đỗ Thị Thu Hằng: Chúng tôi nhận thấy mô hình này sẽ tiếp tục có triển vọng trong thời gian tới. Bởi vì nếu ta theo dõi lượng doanh nghiệp thành lập mới tại Hà Nội sẽ thấy số lượng doanh nghiệp thì nhiều nhưng số lao động bình quân/doanh nghiệp lại nhỏ. Rất nhiều người có những công ty riêng, họ cần không gian hiện đại, tiếp khách, nhưng đó lại không phải là không gian chia sẻ, và có thể đáp ứng đước chất lượng như kỳ vọng.

Mặt khác, chính mô hình này sẽ khiến văn phòng truyền thống phải linh hoạt hơn. Sắp tới văn phòng truyền thống phải tính đến việc tạo không gian không chỉ làm việc, mà phải tối ưu hóa, tạo thêm những góc thiền, yoga,...

Nhiều tòa nhà, thậm chí trong cùng một tòa nhà, vẫn có những khu vực làm văn phòng chia sẻ, đáp ứng mọi đối tượng, mọi phân khúc, có điều họ không tựđứng ra điều hành mà các bên như Toong, Wework, Cowork sẽ đứng ra tổ chức, dựa trên thương hiệu đang được xây dựng.

Để đón đầu xu thế, tôi cho rằng cần có cái nhìn dài hạn, các chủ đầu tư cũng phải xem xét và lưu tâm việc linh hoạt trong cơ cấu giá thuê, linh hoạt trong chiến dịch cho thuê để đảm bảo hiệu suất tốt nhất. Ngoài ra, yếu tố dịch vụ văn phòng rất quan trọng, nhất là các tòa văn phòng hạng A. Theo đó, mỗi tòa nhà văn phòng sẽ không đơn giản chỉ là nơi làm việc mà còn là nơi cung cấp các dịch vụ chung như siêu thị, cà phê, phòng chơi dành cho trẻ em…

Còn đối với khách hàng là các doanh nghiệp nước ngoài, khi lựa chọn thuê một địa điểm nào đó họ thường quan tâm đến đơn vị quản lý, trình độ quản lý. Bởi vậy, chủ đầu tư cũng nên lựa chọn những đơn vị quản lý chuyên nghiệp, chọn mặt gửi vàng để quản lý các tòa nhà của mình.

Theo ghi nhận của CBRE có một số công ty, tập đoàn thuê tại văn phòng chia sẻ "co-working" cho kế hoạch văn phòng lâu dài. Với tính cộng đồng cao, tiện lợi, linh hoạt, văn phòng chia sẻ giúp giảm thiểu đáng kể chi phí đầu tư ban đầu, tận dụng được toàn bộ cơ sở vật chất như không gian làm việc chung, pantry chung, Wifi chung, khu vực in ấn.Ví dụ một số nhà tiên phong trong xu hướng mới như: Teko, Innovatube, Framgia.

Nhu cầu dịch chuyển này sẽ tiếp tục thúc đẩy sử phát triển mạnh mẽ của loại hình văn phòng chia sẻ trên toàn thế giới với mặt bằng thuê chất lượng cao, đáp ứng các nhu cầu cơ bản về thiết kế, xây dựng và đầu tư về công nghệ quản lý văn phòng.