22/11/2024 | 17:46 GMT+7, Hà Nội

Vắc xin 5 trong 1 khác vắc xin 6 trong 1 như thế nào?

Cập nhật lúc: 28/10/2015, 07:34

Tình hình vắc xin khan hiếm, trẻ em tiêm vắc xin xếp hàng dài dằng dặc và nhiều ca tử vong đáng tiếc từ việc tiêm vắc xin đã khiến nhiều người hoang mang và băn khoăn trước khi tiêm vắc xin cho con.

Tiêm vắc xin cho trẻ là cách để phòng tránh việc lây nhiễm hoặc phát sinh các căn bệnh nguy hiểm có ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển và tính mạng của bé. 

Tuy nhiên gần đây có nhiều trường hợp tử vong sau khi tiêm chủng cho trẻ cộng với việc khó khăn trong đăng ký tiêm vắc xin khiến nhiều bậc cha mẹ hoang mang, lo lắng hoặc lựa chọn không tiêm vắc xin cho bé.

Cần tiêm vắc xin cho trẻ đúng lịch song phải đảm bảo an toàn.

Cần tiêm vắc xin cho trẻ đúng lịch song phải đảm bảo an toàn.

Đây là sự lựa chọn không chính xác vì không ai có thể đoán trước được hoàn cảnh hoặc lây nhiễm, phát sinh bệnh dịch.

Để đảm bảo an toàn khi tiêm cho trẻ, các bậc cha mẹ nên tìm hiểu kỹ về các loại vắc xin hiện nay cũng như lựa chọn địa chỉ tiêm đáng tin cậy, có nguồn gốc vắc xin và quy trình tiêm chủng rõ ràng.

Vắc xin 5 trong 1 khác gì so với vắc xin 6 trong 1 

- Vắc xin 5 trong 1 là  loại vắc –xin đã được WHO tiền kiểm định với chỉ một mũi tiêm nhưng  phòng được tất cả các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm màng não mủ (Hib). 

Vắc xin 5 trong 1.

Một loại vắc xin 5 trong 1.

- Vacxin 6 trong 1 bao gồm 6 thành phần là bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan siêu vi B và các bệnh gây ra do vi khuẩn Haemophilus influenzase (Hib) đặc biệt là viêm màng não mủ trong một mũi tiêm.

1 loại vắc xin 6 trong 1

1 loại vắc xin 6 trong 1

- Các loại vắc xin này chỉ với một mũi tiêm thay cho việc phải sử dụng nhiều mũi tiêm ngừa như hiện nay trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

- Vắc xin 6 trong 1 khác với vắc xin 5 trong 1 là:

+ Vacxin 6 trong 1 ngừa được 6 bệnh.

+ Bé chỉ cần tiêm một mũi là đủ 6 bệnh.

+ Không phải uống thêm một liều vacxin ngừa bại liệt như khi dùng vacxin 5 trong 1.

Những lưu ý trước khi tiêm vắc xin 

- Nên hoãn tiêm vắc xin ở trẻ đang bị sốt hoặc có bệnh cấp tính, đặc biệt là bệnh nhiễm khuẩn hoặc bệnh mạn tính tiến triển.

– Nếu trẻ có tiền sử co giật khi sốt cao không liên quan với lần tiêm vắc xin trước đây, điều đặc biệt quan trọng là phải theo dõi nhiệt độ trong 48 giờ sau khi tiêm vắc xin và dùng thuốc hạ nhiệt đề giảm sốt đều đặn trong 48 giờ.

Không tiêm vắc xin nếu trẻ bị sốt hoặc có vấn đề về sức khỏe.

Không tiêm vắc xin nếu trẻ bị sốt hoặc có vấn đề về sức khỏe.

– Nếu trẻ có phản ứng sưng phù chi dưới xảy ra sau khi tiêm một vắc xin chứa thành phần Haemophilus influenzae týp b, thì nên tiêm vắc xin bạch hầu – uốn ván – ho gà – bại liệt và vắc xin Haemophilus influenzae týp b liên hợp ở hai vị trí tiêm khác nhau vào hai ngày khác nhau.

– Nếu trẻ đang được điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch hoặc bị suy giảm miễn dịch, thì đáp ứng miễn dịch đối với vắc xin sẽ giảm.

Những lưu ý sau khi tiêm vắc xin 

– Các phản ứng tại chỗ như: đau, quầng đỏ, nốt cứng có thể gặp ở chỗ tiêm trong vòng 48 giờ sau khi tiêm.

– Các phản ứng toàn thân: sốt, dễ kích động, buồn ngủ, rối loạn giấc ngủ và ăn uống, tiêu chảy, ói mửa, khóc nhè khó dỗ và kéo dài.

Nhiều trẻ sau khi tiêm có thể quấy khóc, mỏi mệt.

Nhiều trẻ sau khi tiêm có thể quấy khóc, mỏi mệt.

– Hiếm hơn, có thể thấy nổi mề đay, phát ban ngoài da, co giật kèm sốt hoặc không kèm sốt trong vòng 48 giờ sau khi tiêm.

– Sau khi tiêm các vaccine chứa thành phần Haemophilus influenzae týp b, phản ứng sưng phù chi dưới cũng đã được báo cáo. Những phản ứng này đôi khi đi kèm với sốt, đau và quấy khóc.

Các bậc làm cha mẹ nên tìm hiểu kỹ lưỡng về loại vắc xin định tiêm cho bé, địa điểm tiêm cũng như theo dõi chặt chẽ các phản ứng của bé trước và sau khi tiêm. Nếu có bất cứ biểu hiện lạ nào sau khi tiêm vắc xin cần phải đưa bé tới bệnh viện gần nhất.