04/12/2024 | 00:25 GMT+7, Hà Nội

Ước mơ của những người cha chạy Grab

Cập nhật lúc: 03/02/2021, 11:05

Anh Vũ bộc bạch, vì hai con đều đi học xa nên nếu tiếp tục làm ở trường, anh không có thời gian đưa đón con. Thu nhập của công việc cũ không còn đủ trang trải cho gia đình.

Anh Cường, anh Vũ gắn bó với nghề lái xe công nghệ kiếm thu nhập nuôi gia đình, có thời gian linh động chăm sóc, chữa bệnh cho con.

Từng có 10 năm gắn bó với công việc tại bộ phận văn thư của một trường học ở quận 7 nhưng cách đây 4 năm, anh Tạ Phan Vũ (40 tuổi, TP HCM) quyết định nghỉ việc và đăng ký chạy GrabCar.

Chia sẻ về quyết định bất ngờ này, anh Vũ bộc bạch, vì hai con đều đi học xa nên nếu tiếp tục làm ở trường, anh không có thời gian đưa đón con. Thu nhập của công việc cũ không còn đủ trang trải cho gia đình. Chạy GrabCar có thời gian linh hoạt, thu nhập ổn định và quan trọng là anh có thể sắp xếp để dành nhiều thời gian cho con hơn.

polyad

Sau khi nghỉ việc ở trường, anh Vũ quyết tâm thi lấy bằng lái chạy GrabCar để đủ trang trải cho sinh hoạt của gia đình.

Khác anh Vũ, anh Đặng Văn Cường (53 tuổi, Hà Nội) không chọn lái xe làm nghề chính mà làm ngoài giờ để kiếm thêm. Mỗi ngày, anh dậy sớm tầm 3h30, chạy ra bến xe Nước Ngầm (Hoàng Liệt, Hoàng Mai) để bật app đón khách.

Tầm này chủ yếu là khách từ tỉnh xa lên Hà Nội, mờ sáng mới đến nơi nên anh tranh thủ chở những vị khách đường xa về nhà. Có những hôm thời tiết không thuận lợi, anh không ngại bởi bữa đó ít tài nên cũng dễ có khách hơn. Nghĩ đến hai con, anh bảo có động lực làm việc quên hết mệt mỏi.

"Những ngày mưa tôi vẫn đi, vừa là cơ hội cho mình cũng vừa giúp khách di chuyển thuận tiện hơn", anh Cường cho biết.

polyad

Mỗi ngày được đưa đón con đến trường, thấy con khỏe mạnh là niềm hạnh phúc của anh Vũ.

Nhìn thái độ chăm chỉ đón khách, nhẫn nại qua từng cuốc xe và nụ cười thân thiện luôn nở trên môi của hai bác tài, ít ai biết phía sau họ là ước mơ của cả gia đình. Hai người cha nỗ lực trong hành trình chạy chữa bệnh tật, hy vọng con được sống vui khỏe mỗi ngày.

Anh Vũ trải lòng, kể từ khi còn trong bụng mẹ, con trai thứ 2 của anh mắc đa dị tật từ di chứng nhiễm rubella. Mặc dù mới một tháng tuổi nhưng bé phải trải qua nhiều cuộc phẫu thuật lớn. Nhờ có nghề lái xe công nghệ nên thu nhập của anh ổn định hơn rất nhiều. Anh đang tính chuẩn bị giấy tờ để xin trợ cấp mổ tim cho con.

polyad

Niềm tin lan tỏa từ những cái nắm tay của cha Vũ.

Cả hai con của anh Cường cũng không may bị suy thận và hiện phải tiếp nhận điều trị tại bệnh viện Bạch Mai. Đã có lần, anh đưa cả gia đình vào miền Nam chỉ vì nghe nói có cơ hội chữa bệnh trong TP HCM. Cứ thế, suốt 7 năm liền, hai vợ chồng tần tảo, kiên trì từ Bắc vào Nam, cùng con chiến đấu với bệnh tật.

"May mắn là trong lúc khó khăn nhất, xung quanh vẫn luôn có những tấm lòng hảo tâm, cơ quan đoàn thể hỗ trợ. Tôi còn nhận sự giúp đỡ từ chương trình 'Chia sẻ yêu thương' của Grab. Nhờ vậy, gia đình có thêm tiền lo thuốc men và trang trải vài khoản sinh hoạt phí trong tháng", anh Cường nói.

Nhìn vào chặng đường đã qua, cả hai người cha không hiểu sao mình có thể kiên trì đến vậy. Có lẽ câu trả lời duy nhất là niềm tin vào tương lai tươi sáng. Ban đầu, anh Cường chỉ định làm tài xế công nghệ để kiếm thêm tiền nuôi con nhưng niềm vui và tình người từ những chuyến xe giúp anh mạnh mẽ và sống tích cực hơn.

"Khổ có, cực có nhưng bù lại, nhờ chạy Grab mà tôi gặp được nhiều người, nghe nhiều câu chuyện, cũng vì thế mà nhận ra giá trị trong cuộc sống", anh Cường nói thêm.

Mặc dù cái duyên đến với nghề tài xế công nghệ của anh Vũ, anh Cường khác nhau, nhưng điều trân quý là họ luôn có trách nhiệm và nghiêm túc với công việc.

Trên con đường tấp nập ngoài kia, anh Vũ, anh Cường chỉ là hai trong số rất nhiều đối tác tài xế Grab vẫn ngày đêm vững tay lái để bảo vệ, bươn chải vun đắp cho tương lai của gia đình. Mỗi người mỗi câu chuyện nhưng phía sau những người đàn ông ấy là tinh thần trách nhiệm, sống tích cực và tình yêu thương vô bờ bến của bậc làm cha.

Nguồn: https://dothi.reatimes.vn/toancanh/uoc-mo-cua-nhung-nguoi-cha-chay-grab-20201231000000964.html