22/11/2024 | 20:28 GMT+7, Hà Nội

Từ vụ cô giáo mầm non đốt cồn khiến 3 cháu nguy kịch: Cách xử lý khi bỏng cồn

Cập nhật lúc: 12/08/2019, 13:00

3 cháu bé bị bỏng nặng trong vụ cô giáo đốt cồn dạy phòng chống chảy nổ tại trường mầm non khiến người ta rùng mình vì sự nguy hiểm của loại chất lỏng này.

Cô giáo mầm non dạy chống cháy nổ hậu quả 3 trẻ bỏng nguy kịch

bong-1565353540970-1565456551934871821666-15653644644781784615520

Cháu bé bị bỏng nặng trong tình trạng nguy kịch 

Như báo chí đã đưa tin, vụ việc cô gái đốt cồn dạy phòng chống cháy nổ ở trường mầm non Tuổi thơ (xã Duy Minh, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) đã gây ra hậu quả nghiêm trọng. Do khi đổ cồn vào mâm châm lửa đốt, gặp gió khiến lửa lan vào 3 cháu làm các cháu bé bị thương phải đưa đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch tại Viện bỏng quốc gia trong đó, bé nhỏ nhất mới chỉ hơn 2 tuổi. Cho tới thời điểm hiện tại, tình trạng 3 cháu vẫn hết sức nguy kịch. Dù các bác sĩ đang phải tích cực chống sốc cho các bệnh nhi nhưng việc điều trị vẫn rất khó khăn, tiên lượng xấu, các chức năng sống như: Hô hấp, tuần hoàn, chức năng thận... vẫn đang bị đe dọa.

Bỏng cồn đặc biệt nguy hiểm, vì sao?

Trước đó, vào năm 2014, một vụ bỏng cồn khi đang nướng cá cũng từng khiến dư luận bàng hoàng. 

Cụ thể, chị Lê Thị Công Luận (26 tuổi, quê ở xã Hoàng Ngọc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa) bị bỏng cồn tới 80% cơ thể khi đang nướng cá trong bếp. Anh Hoàng Minh Quyết (26 tuổi, chồng chị Luận) kể: “Do lúc nướng cá, vợ tôi lấy chai cồn để trên nóc bếp nhưng không may chai cồn rơi đổ hết vào người. Gần đó lửa đang cháy khiến cồn bén rồi cháy lan lên khắp cơ thể”

1_56132

Tai nạn bỏng, đặc biệt là bỏng cồn thường khiến vết bỏng sâu, dễ gây biến chứng

Một trong những nguyên nhân dẫn đến bỏng cồn thường gặp là do đặc thù của lửa cồn là màu trắng. Vì vậy, khi sử dụng nhiều người không để ý tưởng rằng ngọn lửa đã tắt hoặc đã hết cồn nên đổ thêm còn vào, vì cồn dễ bắt lửa nên bùng lên gây cháy.

Cồn có đặc tính bốc cháy rất nhanh, dễ gây bỏng nặng. Tai nạn bỏng, đặc biệt là bỏng cồn thường khiến vết bỏng sâu, dễ gây biến chứng, để tránh những tai nạn xảy ra từ cồn nước, các bác sĩ khuyên người dân sử dụng phải thật cẩn trọng.

Cồn nước tuy không có khả năng gây nổ nhưng rất dễ cháy lan.

 

Xử lý ra sao khi bị bỏng cồn?

cach-xu-ly-khi-bi-bong-con1_Fotor_Collage

Cách cấp cứu bỏng cồn tốt nhất vẫn là nước lã dội liên tục trong 20 – 30 phút, sau đó dùng băng ép và đưa đến cơ sở y tế

Bỏng cồn được xếp vào dạng bỏng lửa và có cách cấp cứu của bỏng lửa. Nên khi gặp phải tình huống này cần làm theo những chỉ dẫn sau đây:

- Trước hết phải đưa nạn nhân ra khỏi nơi bị nạn, loại bỏ tác nhân gây bỏng. Phải tháo bỏ những vật cứng trên vùng bỏng như giày, ủng, vòng, nhẫn... trước khi vết bỏng sưng nề.

- Giữ sạch vùng bỏng: Để tránh nhiễm khuẩn không được bôi dầu, mỡ... lên vùng bỏng; Không làm vỡ các đám da phỏng nước; Không được bóc da hoặc mảnh quần áo dính vào vết bỏng; Có điều kiện thì phủ vết bỏng bằng gạc vô khuẩn nếu không thì dùng vải sạch.

Khi châm lửa vào bếp cồn nên dùng giấy hoặc thanh củi nhỏ, tuyệt đối không nên dùng quẹt gas vì dễ gây bỏng.

- Khi bị bỏng, cần tìm cách dập lửa bằng nước lã, sau đó xem bệnh nhân có cần cấp cứu khẩn cấp không, nếu khẩn cấp thì cần cấp cứu tại chỗ, sau đó đưa bệnh nhân đến bệnh viện nơi gần nhất.

Cách cấp cứu tốt nhất vẫn là nước lã dội liên tục trong 20 – 30 phút, sau đó dùng băng ép và đưa đến cơ sở y tế. Nếu quãng đường đến viện xa thì có thể bù dịch cho bệnh nhân bằng uống nước orezon, nước chè đường để tránh sốc.

 

Nguồn: https://giadinhvietnam.com/tu-vu-co-giao-mam-non-dot-con-khien-3-chau-nguy-kich-cach-xu-ly-khi-bong-con-d146716.html