21/01/2025 | 14:44 GMT+7, Hà Nội

Từ 1-4, hợp pháp hóa xe công nghệ tại Việt Nam

Cập nhật lúc: 31/03/2020, 16:21

Quyết định 146 chính thức khép lại giai đoạn thí điểm dịch vụ xe công nghệ trên 5 tỉnh, thành tại Việt Nam. Các hãng xe công nghệ bắt đầu tính đến câu chuyện mở rộng thị trường, hoạt động theo nghị định 10.

Quyết định 146 chính thức khép lại giai đoạn thí điểm dịch vụ xe công nghệ trên 5 tỉnh, thành tại Việt Nam. Đây là một bước tiến lớn, hơn 95 triệu người dân Việt Nam tại 63 tỉnh, thành phố có thể sử dụng các dịch vụ gọi xe công nghệ an toàn và thuận tiện.

Không chỉ vậy, nghị định 10 tạo ra môi trường thuận lợi cho các đơn vị kinh doanh vận tải, kích thích cải tiến, cạnh tranh, sáng tạo, các bên cùng cố gắng để đem lại dịch vụ cho hành khách. Hành khách sẽ là đối tượng luôn được hưởng lợi từ chất lượng dịch vụ, giá thành dịch vụ.

Không chỉ ở thành phố mà hàng triệu đối tác tài xế, đặc biệt là tại các vùng nông thôn, sẽ được tạo điều kiện để nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua ứng dụng gọi xe. Bên cạnh đó, các đơn vị vận tải trên khắp Việt Nam có thể hợp tác cùng các nền tảng gọi xe công nghệ để có thể quản lý tài xế và phương tiện hiệu quả.

Đại diện Grab Việt Nam khẳng định, Grab vẫn tiếp tục mô hình là nền tảng công nghệ cung cấp đa dịch vụ. Song song đó, Grab không ngừng nâng cấp ứng dụng, tăng cường kết nối để đem lại một siêu ứng dụng của Grab phục vụ người dân. Nhằm triển khai nghị định 10 sâu sát, Grab đang làm việc với Bộ GTVT và các sở GTVT để nắm rõ hơn các bước thực hiện.

Grab cũng đang triển khai xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng ôtô cho dịch vụ GrabCar đúng quy định tại nghị định 10, để có thể tiếp tục phục vụ khách hàng và hợp tác với các đối tác tài xế mà không có bất kỳ sự gián đoạn nào.

Có thay đổi gì với hành khách?

BVề cơ bản, việc xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng ôtô theo quy định của nghị định 10 không tạo ra bất kỳ sự gián đoạn nào với dịch vụ gọi xe công nghệ cũng như hoạt động vận hành của Grab.

Chính xác là hành khách vẫn có thể tiếp tục sử dụng các dịch vụ trên ứng dụng Grab như trước đây. Đối tác tài xế vẫn là thành viên của các đơn vị vận tải và sử dụng ôtô để cung cấp các dịch vụ vận tải hành khách bằng hình thức xe hợp đồng điện tử thông qua ứng dụng Grab.

"Tuy nhiên, khi nghị định 10 có hiệu lực, về phía các đơn vị kinh doanh vận tải, hợp tác xã, đối tác tài xế cũng phải chuẩn bị một số thủ tục hành chính nhất định tuân thủ theo quy định để tiếp tục hợp tác với Grab và phục vụ người dân đi lại. Trong đó có yêu cầu đối tác của Grab ngoài đủ điều kiện là đơn vị kinh doanh vận tải, xe phải có phù hiệu xe hợp đồng, dán dòng chữ "Xe hợp đồng"...", đại diện Grab cho biết.

Trước thông tin trên, nhiều tài xế lo lắng chưa biết thực hiện ra sao? Bà Vân khẳng định Grab đang cùng các đơn vị kinh doanh phổ biến và hướng dẫn tài xế thực hiện đầy đủ, đúng quy định. Thời gian thực hiện kéo dài đến ngày 1-7-2021, nên tài xế không cần lo lắng không kịp thực hiện.