22/11/2024 | 13:44 GMT+7, Hà Nội

Triển lãm ảnh “Các ngành nghề nhiều định kiến” - những góc khuất nghề nghiệp

Cập nhật lúc: 20/07/2017, 16:44

Hầu đồng, thợ xăm, ca sĩ, nhà báo,... những ngành nghề thường bị xã hội nhìn với con mắt đầy định kiến lại là trung tâm của triển lãm ảnh “Các ngành nghề nhiều định kiến” được The Human Library Viet Nam tổ chức từ 19/7 đến hết ngày 23/7.

Triển lãm diễn ra tại MAM Art - Project, tầng 5, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, 36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

10 bộ ảnh được trưng bày tại triển lãm là 10 nhân vật đại diện cho 10 ngành nghề dễ gặp định kiến hay chưa được hiểu rõ trong xã hội: cậu đồng Vũ Trọng Xuyến, NSND Chèo - Quý Bôn, anh hùng Phạm Tuân, thợ xăm Trần Đức Hiếu, ca sĩ Vũ Cát Tường, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh…

Đi kèm với bộ ảnh là những câu chuyện thú vị, lời bộc bạch, chia sẻ chân thành về sự nỗ lực của họ trong nghề nghiệp cũng như cuộc sống.

10 bộ ảnh - 10 nhân vật - 10 nghề nghiệp và những góc khuất sâu sắc. Ảnh: Việt Chinh

10 bộ ảnh - 10 nhân vật - 10 nghề nghiệp và những góc khuất sâu sắc. Ảnh: Việt Chinh

Triển lãm ảnh lần này khai thác những câu chuyện, trải nghiệm đằng sau các khuôn mẫu định kiến về nhiều nhóm ngành nghề khác nhau. Thông qua phương tiện biểu đạt là nghệ thuật nhiếp ảnh, triển lãm cho người tham dự thấy được sự bất cập trong việc đánh giá con người qua nghề nghiệp dựa trên những định kiến có sẵn.

Từ đó, người xem có thể nhìn nhận ngành nghề đó ở một góc độ khác, cảm thông và công bằng trong cách nhìn với mọi nghề nghiệp trong xã hội.

Ca sĩ Vũ Cát Tường cũng là một trong những nhân vật ảnh của triển lãm. Ảnh: Việt Chinh

Ca sĩ Vũ Cát Tường cũng là một trong những nhân vật ảnh của triển lãm. Ảnh: Việt Chinh

Chị Lê Anh Thư (Trưởng Ban tổ chức) chia sẻ: “Đây là công sức của rất nhiều tháng trời chúng tôi tìm kiếm nhân vật, cố gắng để thể hiện được câu chuyện của họ một cách chân thực và xúc động nhất. Tuy có những thiếu sót nhất định nhưng tôi hy vọng những người đến đây xem triển lãm sẽ hiểu nhiều hơn về các ngành nghề mà đôi khi chúng ta có cái nhìn chưa đúng.

Và ai trong chúng ta cũng có những câu chuyện khó nói, khó được cảm thông nhưng mà chúng ta vẫn nên đối xử với nhau một cách công bằng, tôn trọng và nhiều tình thương cảm.”

Nhiều bạn trẻ đến xem triển lãm. Ảnh: Việt Chinh

Nhiều bạn trẻ đến xem triển lãm. Ảnh: Việt Chinh

Để thực hiện triển lãm này, ban tổ chức cùng các cộng tác viên phải mất đến hai tháng để chuẩn bị. Tất cả các thành viên được huy động để tìm kiếm nhân vật ảnh là những người quen biết có câu chuyện đáng để lắng nghe, có chiều sâu để khai thác, sau đó tiếp cận và thuyết phục họ để chụp ảnh và phỏng vấn, truyền tải câu chuyện của họ một cách chân thực nhất.

Trong quá trình thực hiện, ban tổ chức gặp phải những khó khăn về tiếp cận với nhân vật, về thiếu hụt nhân sự, di chuyển trong quá trình thực hiện…

Triển lãm thu hút cả người nước ngoài đến tham dự. Ảnh: Việt Chinh

Triển lãm thu hút cả người nước ngoài đến tham dự. Ảnh: Việt Chinh

Photographer Trần Mạnh Hiệp (Ban Sáng tạo của The Human Library Vietnam) - một trong những người trực tiếp thực hiện các bộ ảnh của triển lãm: “Điều khó khăn nhất mình gặp phải trong quá trình thực hiện bộ ảnh là thời gian.

Không phải ai cũng có thời gian để cho mình khai thác trong thời gian mà mình muốn nên thực sự chưa thể khai thác sâu hơn câu chuyện của họ. Mình chỉ có khoảng 2-3 tiếng đồng hồ để vừa nghe câu chuyện của họ trong khi ban nội dung phỏng vấn để hiểu họ vừa phải tìm ra những góc ảnh đẹp nhất.”

Những góc chụp của các bộ ảnh trong triển lãm khá ấn tượng. Ảnh: Việt Chinhp/Chị Kim Duy – một người xem triển lãm chia sẻ: “Khi đến x

Những góc chụp của các bộ ảnh trong triển lãm khá ấn tượng. Ảnh: Việt Chinh 

Chị Kim Duy – một người xem triển lãm chia sẻ: “Khi đến xem các bộ ảnh tại đây tôi cảm thấy rất xúc động bởi không chỉ những bộ ảnh, những câu phỏng vấn rất hay của các nhân vật tại triển lãm mà còn bởi công sức của những người thực hiện triển lãm này. Ban tổ chức đều là học sinh, sinh viên nhưng đã thực hiện một hoạt động rất ý nghĩa và hữu ích.

Trước giờ thế hệ những người lớn tuổi thường khó chịu và cho rằng giới trẻ ngày nay hời hợt, vô cảm và ích kỷ. Nhưng qua đây, tôi cho rằng chúng ta cũng phải nhìn nhận lại rằng các bạn trẻ sâu sắc hơn mình tưởng, quan tâm khai thác đến những con người, những vấn đề mà xã hội đôi khi bỏ qua và rồi tạo nên các sự kiện, hoạt động rất ý nghĩa như thế này.”

Ban tổ chức Human Library Vietnam. Ảnh: Human Library Vietnam

Ban tổ chức Human Library Vietnam. Ảnh: Human Library Vietnam

Triển lãm tiếp tục mở cửa từ 9h00 -12h00 và 13h00 -17h00 đến hết ngày 23/7/2017.

Triển lãm là sự kiện mở đầu cho chuỗi sự kiện trong dự án năm nay của Human Library Vietnam, 2 hoạt động nối tiếp được tổ chức gồm có:

Buổi trình chiếu và thảo luận bộ phim “Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng”

Thời gian: 19-22h ngày 23/7/2017
Địa điểm: Manzi Café & Art Space, 14 Phan Huy Ích, Hà Nội.

Buổi Đàm thơ và biểu diễn Nghệ thuật

Thời gian: 19-21h ngày 26/7/2017
Địa điểm: Hanoi Rock City, 27 Ngõ 52 Tô Ngọc Vân, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội.