22/11/2024 | 07:42 GMT+7, Hà Nội

Trẻ em trên thế giới được dạy tiêu tiền như thế nào?

Cập nhật lúc: 26/02/2016, 23:34

Tại một số nước trên thế giới ngay từ khi còn nhỏ, các bé đã được cha, mẹ dạy cho những kỹ năng cần thiết trong việc quản lý chi tiêu.

Xem thêm:

1. Những sai lầm bố mẹ không nên mắc phải khi dạy con về tiền
 

Làm thế nào để dạy con biết tiêu tiền 1 cách hợp lý? Đó là nỗi đau đầu của những bậc làm cha, làm mẹ. Trong xã hội hiện nay, khi con người trở thành nô lệ của đồng tiền, nhà nhà, người người đều lao đầu đi kiếm tiền thì thời gian dành cho con cái của cha mẹ cũng ít dần. 

Tại một số nước trên thế giới ngay từ khi còn nhỏ, các bé đã được mẹ dạy cho những kỹ năng cần thiết trong việc quản lý chi tiêu. Bài viết dưới đây giới thiệu trẻ em một số nước trên thế giới được dạy cách tiêu tiền sao cho đúng. 

1. Trẻ em trên Nhật Bản được dạy tiêu tiền như thế nào?

Người Nhật không chỉ khiến cả thế giới ngưỡng mộ về đức tính cần cù, chịu khó, có tinh thần và trách nhiệm trong công việc mà còn nổi tiếng về những bài học về dạy con một cách khoa học. Một trong những bài học dạy con đấy là đức tính “tiết kiệm tiền bạc”.

Các trẻ em ở Nhật sẽ được bố mẹ cho tiền tiêu vặt vào ngày đầu tiên của tháng mới. Mức tiền tiêu vặt trẻ được nhận sau khi cha mẹ đã tính toán chi tiết mức chi tiêu, các khoản cần mua sắm mức sống tại khu vực họ đang sống.

Trẻ phải tự chi tiêu cho cá nhân trọn vẹn ở trong đó từ mua đồ dùng lặt vặt cho học hành, mua sắm quần áo, giày dép, cắt tóc... Tháng tồn đọng nhiều thì mua sắm quần áo, tháng ít thì sẽ chỉ dùng mua lặt vặt như cục tẩy, cuốn vở... Nếu muốn mua khoản lớn thì các bé phải tiết kiệm hơn để có khoản lớn.

Các trẻ em ở Nhật sẽ được bố mẹ cho tiền tiêu vặt vào ngày đầu tiên của tháng mới.

Các trẻ em ở Nhật sẽ được bố mẹ cho tiền tiêu vặt vào ngày đầu tiên của tháng mới.

Bằng những việc này, trẻ con dần dần hiểu được tiền nong không phải là vô giới hạn và phải biết chi tiêu trong khả năng của mình và biết hài lòng với khả năng đó.

Nếu trẻ muốn có tiền để mua một thứ gì đó mà bé thích thì sẽ phải lao động để bố mẹ cho thêm tiền tiêu vặt như làm thêm các việc vặt trong gia đình như cắt cỏ, gấp quần áo, phụ mẹ rửa bát, tưới hoa,…Khi bé được nhận những đồng tiền từ chính sức lao động của mình thì trẻ sẽ cảm nhận được sự vất vả và biết trân trọng những đồng tiền đấy.

Mặc dù là một nước hàng đầu của công nghệ nhưng cha mẹ Nhật chỉ mua đồ cho con khi con thực sự cần đến chứ không mua 1 cách lãng phí. Đó có thể là một món quà sinh nhật hay vào một dịp đặc biệt nào đó.

Cũng giống như các bà mẹ Singapore và Mỹ, các bà mẹ Nhật luôn làm gương tiết kiệm cho con. Một tờ tạp chí của Nhật đã từng phỏng vấn 600 bà mẹ cách họ tiết kiệm tiền, thì phải nói rằng không bà mẹ nào không có kế hoạch rất cụ thể và rõ ràng đối với chuyện chi tiêu trong gia đình. Mỗi người đều có một cuốn sổ chi tiêu rõ ràng và chỉ mua những gì họ thật sự thấy cần thiết.

2. Trẻ em Singapore được dạy tiêu tiền như thế nào?

Tại Singapore, thay vì mua cho con những thứ mà con thích thì các bà mẹ Sing lại cùng con lập một danh sách những thứ mà con thích và tính toán từng khoản tiền cho từng hạng mục.

Tại Singapore, thay vì mua cho con những thứ mà con thích thì các bà mẹ Sing lại cùng con lập một danh sách những thứ mà con thích và tính toán từng khoản tiền cho từng hạng mục.

Tại Singapore, thay vì mua cho con những thứ mà con thích thì các bà mẹ Sing lại cùng con lập một danh sách những thứ mà con thích và tính toán từng khoản tiền cho từng hạng mục. Theo đó, mỗi tuần các con sẽ được trích ½ số tiền được bố mẹ cho để tiết kiệm cho kế hoạch lớn. Số còn lại các bé sẽ được tự quyết định để mua sắm những thứ mà mình thích.

Các bà mẹ Singapore cho rằng “Bố mẹ hoàn toàn có thể mua cho con cái những thứ mà con thích nhưng việc tự mua bằng tiền tiết kiệm của mình sẽ khiến con có trách nhiệm hơn với từng đồng mình kiếm được”.

Mặt khác, các mẹ muốn con “phải học được thứ tự ưu tiên khi mua đồ cũng như biết được đâu là cái mình cần và đâu là cái mình muốn”.

Mỗi khi đi siêu thị mua đồ cho gia đình thì các mẹ luôn hỏi ý kiến bé xem nên mua và không nên mua đồ gì? Cái gì thực sự cần thiết và hữu ích?

Mỗi khi đi siêu thị mua đồ cho gia đình thì các mẹ luôn hỏi ý kiến bé xem nên mua và không nên mua đồ gì? Cái gì thực sự cần thiết và hữu ích?

Để dạy con biết tiêu tiền 1 cách tiết kiệm thì những bậc làm cha, làm mẹ tại Singapore luôn luôn làm gương cho trẻ. Mỗi khi đi siêu thị mua đồ cho gia đình thì các mẹ luôn hỏi ý kiến bé xem nên mua và không nên mua đồ gì?

Cái gì thực sự cần thiết và hữu ích? Làm như vậy sẽ khiến cho trẻ cảm thấy mình được tôn trọng và là “một thành viên lớn” trong gia đình.

Đó chính là một trong những phương pháp dạy trẻ biết tiêu tiền tiết kiệm của các bà mẹ Sing mà những bậc làm cha, làm mẹ cần phải học hỏi.

3. Trẻ em Mỹ được dạy tiêu tiền như thế nào?

Các mẹ Mỹ dạy con qua những chiếc lọ thủy tinh với các ý nghĩa “save, invest, donate, spend” - “để dành, đầu tư, tiêu, cho”.

Các mẹ Mỹ dạy con qua những chiếc lọ thủy tinh với các ý nghĩa “save, invest, donate, spend” - “để dành, đầu tư, tiêu, cho”.

Nếu như các mẹ Sing dạy con quản lý chi tiêu qua những bản kế hoạch ngắn hạn và dài hạn thì các mẹ Mỹ lại dạy con qua những “chiếc lọ thủy tinh”.

Sẽ có 4 lọ thủy tinh và mỗi lọ sẽ được dán nhãn và chú thích lần lượt với các ý nghĩa đó là “save, invest, donate, spend” - “để dành, đầu tư, tiêu, cho”. Trong đó :

Lọ “tiêu”: tiền có thể được tiêu tùy ý bé.

Lọ “để dành”: tiền bé tiết kiệm cho một mục đích cụ thể.

Lọ “cho”: tiền bé dùng để cho người có hoàn cảnh khó khăn.

Lọ “đầu tư”: đây là tiền để mẹ dạy bé cách đầu tư vào một mục đích nào đó.

Theo đó, mỗi tuần các bé sẽ được bố mẹ cho một khoản tiền nhỏ có thể chia hết cho 4 lọ. Đây được coi là ngân sách ban đầu cho trẻ. Với cách này, các bé có thể bắt đầu tự giữ và quản lý số tiền mình có.

Tiếp đến là đưa bé đến các siêu thị mua sắm và mang theo lọ “tiêu”. Khi bé định mua thứ gì, hai mẹ con sẽ xem giá và đếm số tiền bé có. Thông thường, bé sẽ không bao giờ đủ tiền để mua những món đồ bé muốn. Khi ấy, mẹ sẽ giúp con quyết định xem đâu là món con thích nhất, và đặt ra một kế hoạch tiết kiệm để dành tiền mua món đó.

  Khi bé không bao giờ đủ tiền để mua những món đồ bé muốn. Khi ấy, mẹ sẽ giúp con quyết định xem đâu là món con thích nhất, và đặt ra một kế hoạch tiết kiệm để dành tiền mua món đó.

 Khi bé không bao giờ đủ tiền để mua những món đồ bé muốn. Khi ấy, mẹ sẽ giúp con quyết định xem đâu là món con thích nhất, và đặt ra một kế hoạch tiết kiệm để dành tiền mua món đó.

Khi bé tìm thấy một món đồ phù hợp với số tiền mình có, các mẹ sẽ để bé thoải mái mua, nhưng không quên “cảnh báo” với bé rằng nếu không mua thì bé sẽ để dành được tiền nhanh hơn để mua món đồ mà mình đang muốn và đang thiếu tiền.

Cũng giống như các mẹ Sing, các mẹ Mỹ luôn làm gương cho con trong việc quản lý chi tiêu. Đồng thời giải thích cho con hiểu rằng bố mẹ phải làm việc chăm chỉ để kiếm tiền mua quần áo, thức ăn và đồ chơi cho con. Khi bé nhìn thấy thực tế bố mẹ cầm tiền tiêu, bé sẽ tiếp thu được bài học một cách hiệu quả.

4. Trẻ em Do thái được dạy tiêu tiền như thế nào?

Người Do Thái có sức mạnh lớn nhất trong lĩnh vực kinh tế – thương mại, bao gồm rất nhiều ông chủ của các công ty tài chính khổng lồ: Alan Greenspan – nguyên Chủ tịch Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, George Soros “cá sấu cổ phiếu”, Warren Buffett “vị thần cổ phiếu” giàu thứ hai thế giới…

Đó không phải do tư chất quản lý tài sản của người Do Thái xuất sắc hơn các dân tộc khác, mà do họ nắm giữ kỹ năng quản lý tài sản ngay từ thuở nhỏ.

Dưới đây là các giai đoạn mà người Do Thái dạy con về cách quản lý tài sản:

Giai đoạn thứ nhất: Nhận biết tiền

Khi con còn đang bi bô tập nói, các bậc ba mẹ Do Thái đã dạy chúng phân biệt tiền xu và tiền giấy, để cho chúng hiểu “tiền bạc có thể mua được bất cứ thứ gì mình muốn” và quan trọng hơn là “tiền ở đâu mà có”.

Sau khi con có khái niệm và sự hứng thú ban đầu với tiền bạc, ba mẹ bắt đầu đi sâu vào quan niệm quản lý tài sản “dùng tiền đổi vật”.

Giai đoạn thứ hai: Kỹ năng cầm tiền

Một số người không cho con cái mình quản lý tiền tiêu vặt. Trong khi đó, ba mẹ Do Thái lại cho rằng: Tước bỏ cơ hội cầm tiền của con sẽ khiến chúng dựa dẫm vào gia đình và chỉ biết ngửa tay xin tiền.

Tước bỏ cơ hội cầm tiền của con sẽ khiến chúng dựa dẫm vào gia đình và chỉ biết ngửa tay xin tiền.

Tước bỏ cơ hội cầm tiền của con sẽ khiến chúng dựa dẫm vào gia đình và chỉ biết ngửa tay xin tiền.

Khi trẻ được khoảng 10 tuổi, ba mẹ Do Thái mở cho con một tài khoản ngân hàng riêng và bỏ vào đó một số tiền nhất định, mục đích là để con biết quản lý tài sản một cách thông minh và khoa học.

Ngay lần đầu tiên, khi con cái giữ nhiều tiền, ba mẹ sẽ hướng dẫn con cách chi tiêu thỏa đáng. Nếu họ phát hiện ra con mình mua sắm linh tinh, họ sẽ trao đổi với trẻ rằng: Con cần giữ lại một số tiền nhất định trong tài khoản.

Rồi sau đó cùng con lập kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm. Cách làm này có ưu điểm là giúp trẻ biết “liệu cơm gắp mắm” ngay từ nhỏ và chịu trách nhiệm về hành vi tiêu xài của mình.

Giai đoạn thứ ba: Kỹ năng kiếm tiền

Mọi người thường nói về tăng thu giảm chi, trong đó tiết kiệm luôn được đề cao. Tuy nhiên, làm sao tăng thu nhập cũng quan trọng không kém.

Nói một cách chính xác thì đó là bồi dưỡng ý thức kiếm tiền của con để cho chúng hiểu được những quy tắc kiếm tiền, quy tắc quay vòng vốn, hiểu được những bài học đơn giản về công sức bỏ ra và kết quả nhận được thông qua những ví dụ thực tế trong lao động. Những bài học vỡ lòng như vậy sẽ mang đến của cải vật chất và hình thành thói quen tư duy tài chính tích cực cho trẻ.

Giai đoạn thứ tư: Kỹ năng quản lý tài sản

Ngoài việc dạy con chi tiêu hợp lý, kiếm tiền hiệu quả ra, ba mẹ còn nói cho con biết những tri thức quản lý tài sản cơ bản, hướng dẫn chúng một vài cuộc đầu tư nhỏ.

Dạy con tri thức quản lý tài sản cơ bản, hướng dẫn chúng một vài cuộc đầu tư nhỏ.

Dạy con tri thức quản lý tài sản cơ bản, hướng dẫn chúng một vài cuộc đầu tư nhỏ.

Họ chỉ cần đưa con em mình tới ngân hàng làm một số thủ tục cần thiết để mở tài khoản cá nhân, giải thích cho chúng hiểu vì sao phải gửi tiền vào ngân hàng, tại sao lãi suất tiền gửi khác nhau, điền thông tin vào phiếu gửi tiền và phiếu nhận tiền như thế nào, chuyển tiền ra sao.

Giai đoạn thứ năm: Ý nghĩa đằng sau chuyện quản lý tài sản

Người Do Thái bồi dưỡng kỹ năng quản lý tài sản cho con không nhằm mục đích biến trẻ thành cái máy kiếm tiền hay thần giữ của. Ngược lại, họ coi “Giáo dục quản lý tài sản” cũng là một cách “Giáo dục đạo đức” hay “Giáo dục nhân cách”.

Mục đích của việc làm cho trẻ hiểu được giá trị sức lao động, biết đầu tư và quản lý tài sản, không chỉ đơn thuần là trang bị tri thức và rèn luyện kỹ năng sinh tồn. Ý nghĩa sâu xa chính là giúp con trẻ có được những hiểu biết cần thiết và nhân sinh quan đúng đắn không chỉ đối với tiền bạc mà đối với cả cuộc đời.

Món quà mà bố mẹ trao tặng cho trẻ là sự phát triển toàn diện để trẻ có được tương lai tươi sáng, hãy chia sẻ thông tin này đến với mọi người nếu bạn thấy hữu ích...