22/01/2025 | 11:25 GMT+7, Hà Nội

Trà xanh có thể biến thành “thuốc độc” nếu uống theo 9 cách này

Cập nhật lúc: 18/09/2019, 14:13

Trà xanh là một loại thức uống rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên một số sai lầm trong khi uống trà xanh có thể biến đồ uống này thành “thuốc độc” gây nguy hại cho sức khỏe.

 Uống trà xanh quá nóng

Uống trà xanh quá nóng có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày (Ảnh minh họa)

Mặc dù một ấm trà xanh ngon phải được ủ từ nước đun sôi. Nhưng nhiệt độ lý tưởng để bạn thưởng thức trà xanh là dưới 56 độ C. Khi uống trà xanh quá nóng (trên 60 độ) có thể làm bỏng môi, bỏng lưỡi, tổn thương vách trong của dạ dày, dẫn đến hiện tượng viêm loét dạ dày.

Uống trà xanh khi đói

Bạn không nên uống trà xanh khi đang đói bởi trà xanh có khả năng kích thích dạ dày tiết ra nhiều chất chua, vị chua sẽ làm mất cảm giác ngon miệng, cơ thể hấp thu thức ăn kém đi.

Hơn nữa, trong khi dạ dày trống rỗng, nếu uống trà xanh, chất chát trong trà sẽ đi vào tạng phế và làm lạnh tì vị. Lúc đó, bạn sẽ thấy cồn cào, nôn nao trong người, chóng mặt, hoa mắt, rất khó chịu hay con gọi là hiện tượng “say trà”.

Uống trà quá đặc

Trong trà có chứa hàm lượng caffein và tannin, nên khi dùng trà quá đặc sẽ không tốt cho sức khỏe. Hàm lượng các chất này trong trà đặc cao sẽ gây nên hiện tượng đau đầu và mất ngủ, nếu dùng lâu dài sẽ không tốt cho sức khỏe con người.

Uống trà vào buổi sáng sớm

Uống trà xanh vào buổi sáng sớm có thể gây mất nước (Ảnh minh họa)

Trà xanh có tác dụng giúp đào thải nước ra khỏi cơ thể, giúp lợi tiểu. Sau một giấc ngủ dài, cơ thể chúng ta đã mất đi một lượng nước đáng kể do không được cung cấp nước vào ban đêm. Vì thế, việc uống trà vào buổi sáng chỉ khiến cơ thể bạn càng mất nước nhanh hơn, thậm chí có thể gây chuột rút.

Uống trà thay nước lọc

Mặc dù trà xanh được cho là tốt cho sức khỏe, nhưng một trong những tác dụng của trà xanh là lợi tiểu, vì vậy nó có thể gây ra hiện tượng mất nước. Tốt nhất, nên uống nhiều nước lọc hơn nếu bạn có thói quen uống trà xanh mỗi ngày.

Dùng nước trà xanh để uống thuốc

Nhiều người thường có thói quen dùng nước tà để uống thuốc, việc làm này là thiếu khoa học bởi có thể sẽ gây ra kích thích về hormone và kháng sinh trong cơ thể. Điều này không những làm cho thuốc giảm tác dụng mà còn có thể gây nguy hiểm cho gan, gây rối loạn tiêu hóa.

Uống trà để qua đêm

Uống trà xanh để qua đêm có thể gây các bệnh về đường tiêu hóa (Ảnh minh họa)

Các chuyên gia sức khỏe cho rằng trà pha để qua đêm sẽ bị mất các vitamin và chất dinh dưỡng. Trà để lâu cũng sẽ chuyển sang giai đoạn oxy hóa polyphenol, các chất thơm trong trà… sản sinh ra các chất độc hại. Ngoài ra, trà pha xong để quá lâu sẽ bị các vi khuẩn xâm nhập gây hại cho đường ruột và gây bệnh tiêu hóa.

Uống trà pha đi pha lại nhiều lần

Uống trà pha đi pha lại nhiều lần không chỉ làm giảm độ ngon của trà mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo nhiều thử nghiệm các nhà khoa học phát hiện thấy, lần pha trà đầu tiên triết được khoảng 50% các hợp chất hữu ích, lần 2 là 30%, lần 3 là 10% và lần thứ 4 thì chỉ còn 1-3%. Nếu cứ đun đi đun lại, pha nhiều lần thì các chất độc sẽ tiết ra gây nguy hại cho sức khỏe. Do đó, bạn chỉ nên uống trà đến nước thứ 2.

Pha, ngâm trà quá lâu

Thói quen pha trà ngâm quá lâu làm cho trà tiết ra polyphenyles và các loại dầu quan trọng, tạo ra quá trình oxy hóa tự nhiên. Điều này không chỉ làm giảm độ trong của trà mà còn làm giảm hàm lượng dưỡng chất có trong trà. Nếu trà hãm trong nước ấm quá lâu còn làm tăng số lượng vi khuẩn và nấm dễ gây bệnh cho con người.