Khoai lang chứa nhiều beta-carotene (tiền vitamin A) và các loại vitamin C, E, D, vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch lại có thể chống ô xi hóa mạnh mẽ, bảo vệ hệ miễn dịch chống lại những nhiễm trùng do vi khuẩn và virus gây ra.
Thực phẩm này lại có vị mềm thơm, ngọt bùi hấp dẫn, rất thích hợp cho các bé.
Nấm cũng là thực phẩm làm tăng hiệu quả hoạt động và sản sinh nhiều tế bào bạch cầu, giúp chống viêm. Nấm hương, nấm rơm, nấm kim châm, nấm sò, mộc nhĩ,... đều là những loại nấm ngon, giàu dinh dưỡng, hương vị hấp dẫn và có thể sử dụng đa dạng trong bữa ăn.
Trong tỏi có chất allicin, giúp chống viêm và ngăn ngừa vi khuẩn. Tỏi không cần và không phải là thực phẩm có thể ăn với số lượng lớn nhưng chỉ cần mẹ chăm bỏ tỏi vào các món ăn thường ngày để làm gia vị, nước chấm,... cũng sẽ giúp bé tăng cường miễn dịch, ít bị cảm cúm.
Các loại rau là màu xanh thẫm như cải bó xôi, cải xoong hay cải bắp nổi tiếng trong việc chứa rất nhiều glutamine, một loại axit amin cần thiết trong việc duy trì đường ruột khỏe mạnh cho con.
Súp lơ có chứa một nhóm các hóa chất thực vật được gọi là glucosinolate, cũng như các vitamin nhóm B và nhóm chất xơ, hết sức quan trọng đối với chức năng miễn dịch.
Mang màu vàng cam đặc sắc, cà rốt là nguồn beta carotene dồi dào. Beta carotene hỗ trợ tiết dịch nhầy trong cơ thể, yếu tố cần thiết cho cơ quan hô hấp và tiêu hóa hoạt động tốt, ngăn cản vi khuẩn xâm nhập vào các mạch máu. Nếu bé bị ốm, cho bé ăn súp cà rốt hầm sẽ giúp bé khỏe lại rất nhanh.
Lòng đỏ trứng giàu protein, dưỡng chất không thể thiếu giúp cơ thể có sức đề kháng. Trong lòng đỏ trứng còn có kẽm và selen, những khoáng chất cần thiết cho hệ miễn dịch.
Súp gà là bài thuốc rất quen thuộc dành cho người ốm. Amino axit cysteine sản sinh ra từ thịt gà trong quá trình nấu nướng có tác dụng ngăn chặn sự viêm nhiễm, ngừa bệnh cảm cúm. Khi nấu súp, mẹ nên cho thêm hành tỏi để tăng cường tác dụng của thịt gà.
Các loại cá hồi, cá ngừ, cá thu,... chứa nguồn axit béo omega 3 phong phú, giúp giảm nhiễm trùng, tăng cường chức năng phổi , bảo vệ phổi khỏi bệnh cảm cúm và viêm đường hô hấp.
Thiếu kẽm là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cơ thể bị tăng nguy cơ nhiễm độc, nhiễm trùng. Kẽm cần thiết cho sự phát triển của các tế bào bạch cầu – hệ thống tế bào giúp cơ thể nhận diện và tiêu diệt vi khuẩn, vi rút. Hàm lượng kẽm trong thịt bò cực kì cao, làm tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm như cảm lạnh.
Lợi thế nổi bật của sữa chua so với các loại sữa khác đó là nhờ quá trình lên men để làm ra thực phẩm này, trong sữa chua có rất nhiều vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể và còn có thể khử được hoạt tính của một số hóa chất độc hại.
Bổ sung những thực phẩm giàu lợi khuẩn như sữa chua cho bé hàng ngày là một thói quen dinh dưỡng tốt để tăng cường chức năng hệ miễn dịch, phòng chống bệnh tật.
Cam, chanh, bưởi, quýt,... là những loại quả đứng hàng đầu về lượng vitamin C. Vitamin C giúp cơ thể chống lại bệnh cảm cúm và một số bệnh thông thường khác.
Đặc biệt, những loại hoa quả có múi màu đỏ hoặc hồng như bưởi đào, chanh đào,... còn thể hiện việc chứa một lượng lớn bioflavonoids, một chất dinh dưỡng cần thiết cho hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Dưa hấu vốn được coi là thức quả đặc trưng được ưa chuộng vào mùa hè. Tuy nhiên, trong tiết trời đang giao từ hạ sang thu, dưa hấu vẫn rất sẵn có tại các cửa hàng và siêu thị.
Bên cạnh nguồn vitamin và khoáng chất rất tốt cho cơ thể, dưa hấu tập trung một lượng lớn lycopene mang đến cho dưa hấu màu đỏ tươi ngon cùng chức năng giảm viêm nhiễm đường hô hấp, tăng cường sức đề kháng.