Timeshare: Ngành công nghiệp "hái" ra tiền
Cập nhật lúc: 25/06/2020, 06:00
Cập nhật lúc: 25/06/2020, 06:00
Sự bùng nổ của hình thức timeshare
Những hạt giống manh nha của hình thức này được cho xuất hiện từ những năm 60, khi tại Anh, các mô hình mua chung nhà nghỉ dưỡng xuất hiện. Theo đó, 4 gia đình sẽ chung tiền mua một căn nhà nghỉ dưỡng ở một điểm du lịch; mỗi gia đình sẽ được toàn quyền sử dụng một mùa trong năm; thứ tự sẽ được thay đổi sau mỗi năm để đảm bảo các gia đình đều được trải nghiệm các mùa khác nhau một cách công bằng.
Cũng có ý kiến cho rằng, mô hình này xuất hiện đầu tiên từ Pháp. Theo đó, Societe dé Grands Travaux de Marseille, một công ty của Pháp đã chào bán khu resort trượt tuyết SuperDevoluy và thành công với mô hình timeshare. Khẩu hiệu của doanh nghiệp này được coi là slogan đầu tiên về mô hình timeshare: “Không cần thuê phòng, mua khách sạn sẽ rẻ hơn”.
Cùng khoảng thời gian đó, một công ty khác của Thụy Sĩ là Hapimag cũng cung cấp các gói timeshare của mình. Ông chủ của Hapimag đã bỏ tiền ra mua bất động sản du lịch ở Italy, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ. Sau khi trở thành nhà cung cấp timeshare đầu tiên, Hapimag cho phép khách hàng lựa chọn đa dạng các địa điểm du lịch theo sở thích.
Tuy nhiên, theo một số tài liệu, timeshare phát triển thực sự như một mô hình đầu tư du lịch kiểu mới vào thời điểm vào thời gian năm 1974, khi tổ chức trao đổi kỳ nghỉ RCI (Resort Codominiums International) đã ra đời tại Mỹ.
Sức hút của timeshare đã kéo theo cuộc chơi của những ông lớn trong ngành công nghiệp không khói như Hilton, Sheraton, Marriot hay Disney… Sự thành công trong ứng dụng mô hình kinh doanh này đã tạo ra tốc độ phát triển chóng mặt của thị trường timeshare.
Tính đến cuối năm 2017, timeshare đã trở thành một ngành công nghiệp khổng lồ tại Mỹ với quy mô 9,6 tỷ USD. Theo thống kê của ARDA (Hiệp hội phát triển resort Mỹ) có tới 1.570 resort trên toàn nước Mỹ với 205.100 đơn vị phòng, trung bình 131 đơn vị phòng/resort, được sử dụng trong ngành công nghiệp timeshare, hiệu suất sử dụng lên tới 81%.
Hiện nay châu Mỹ là thị trường timeshare lớn nhất thế giới, tiếp đến là châu Âu (25%) và châu Á – Thái Bình Dương 15%).
Tổng doanh thu của thị trường timeshare toàn cầu đạt khoảng 14 tỷ USD/năm (giai đoạn 2010 – 2015) và có khoảng 20 triệu hộ gia đình trên toàn thế giới sở hữu ít nhất một sản phẩm timeshare. Tổng cộng có 7.400 resort trải rộng trên 180 quốc gia cung cấp dịch vụ timeshare.
Ngành công nghiệp timeshare đã tạo ra hơn 1 triệu công việc mỗi năm. Các hoạt động vận hành đóng góp trực tiếp một nửa số lượng công việc kể trên. Về tổng thể, các tác động kinh tế của ngành công nghiệp timeshare, cả trực tiếp và gián tiếp, được ước lượng khoảng 114 tỷ USD.
Sự du nhập của hình thức timeshare tại Việt Nam
Tại Việt Nam, cùng với sự ấm lên của thị trường bất động sản, timeshare đã bắt đầu manh nha. Sự chào đời của hàng vạn căn hộ du lịch trong một khoảng thời gian ngắn cùng tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch đã tạo đà cho hình thức timeshare nở rộ.
Các hình thức hoạt động của timeshare hiện nay trên thị trường Việt Nam khá đa dạng. Cụ thể, Manna Resort Cam Ranh được coi là trong những dự án nghỉ dưỡng đầu tiên áp dụng timeshare với hơn 500 villas và suite chia quyền sở hữu kỳ nghỉ theo tuần cố định.
Tiếp nối sau đó, câu lạc bộ Coco Holiday Club giới thiệu ra thị trường các gói nghỉ dưỡng Silver, Golden, Diamond, Platinum… tại khu nghỉ Naman Retreat và tổ hợp Cocobay với nhiều mức giá khác nhau.
Timeshare cũng là hình thức mà “ông lớn” FLC áp dụng cho mô hình FLC Holiday. Định hướng phát triển mô hình này của Tập đoàn FLC nhằm lấp đầy công suất phòng tại các khu nghỉ dưỡng 5 sao của Tập đoàn FLC.
Tập đoàn Crystal Bay cũng phát hành thẻ kỳ nghỉ Crystal Holidays. Sản phẩm này được Công ty Timeshare Việt Nam phân phối với sự kết nối của 1000 khách sạn và resort 3 – 5* tại Việt Nam và hơn 100.000 khách sạn 3 – 5* trên trên toàn thế giới.
Mới đây, Tập đoàn Pcorp cũng đã cho ra mắt thương hiệu Paday Timeshare. Thương hiệu này đã tạo ra luồng gió mới trên thị trường. Tính đến nay, đây là một trong những mô hình được coi là chuyên nghiệp và triển khai bài bản trên quy mô lớn. Thương hiệu này hiện đang sở hữu bộ sưu tập vàng với chuỗi biệt thự nghỉ dưỡng sang trọng được đặt tại các quần thể resort thuộc các Tập đoàn hàng đầu trong và ngoài nước.
Paday Timeshare được kỳ vọng sẽ trở thành mô hình tiên phong của ngành công nghiệp timeshare tại Việt Nam.
Các chuyên gia cho rằng, khi dịch Covid-19 được kiểm soát, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi, timeshare sẽ có nhiều cơ hội và điều kiện để phát triển, đúng như tiềm năng sẵn có.
09:04, 24/06/2020
08:21, 24/06/2020
07:21, 24/06/2020