22/11/2024 | 21:14 GMT+7, Hà Nội

Tiêm filler làm đẹp thế nào là an toàn?

Cập nhật lúc: 04/12/2018, 08:01

Hiện nay, thủ thuật tiêm filler làm đẹp đang rất quen thuộc với nhiều chị em. Tuy nhiên, không nhiều người hiểu rõ quy trình tiêm filler thế nào là an toàn và đẹp tự nhiên.

Hiện nay, loại hình tiêm filler đang được rất nhiều chị em tìm đến bởi nó nhanh và có chi phí rẻ hơn các loại hình phẫu thuật thẩm mỹ khác.

Tiêm filler đúng cách sẽ có vẻ đẹp rất tự nhiên

Tiêm filler đúng cách sẽ có vẻ đẹp rất tự nhiên

Tuy nhiên, hiện nay đang có rất nhiều cơ sở thẩm mỹ không được cấp phép hay không đủ tiêu chuẩn vẫn tiêm filler trá hình. Điều này gây ra vô số biến chứng trong thủ thuật tiêm filler.

Rất nhiều trường hợp đã bị hủy hoại nhan sắc vì tiêm filler không đạt chuẩn tại Việt Nam như mù mắt, hoại tử vùng da, hỏng mũi hay thậm chí phải đánh đổi bằng cả tính mạng,…

Vậy làm sao để biết quy trình tiêm filler thế nào mới đạt chuẩn?

Yêu cầu bác sĩ tiêm fille phải có tay nghề

Theo quy định của nhiều Tổ chức Y tế, Y khoa trên thế giới người thực hiện tiêm filler bắt buộc phải là bác sĩ hoặc có giấy tờ chứng nhận mới có thể hành nghề. Các chuyên gia cho rằng kết quả tốt phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật tiêm hơn là loại chất độn được sử dụng.

Bác sĩ có tay nghề tốt sẽ chọn được liều lượng filler thích hợp để có vẻ đẹp tự nhiên hơn. Loại filler ở mỗi vùng trên khuôn mặt cũng hoàn toàn khác nhau.

Không có lượng tiêu chuẩn cho từng chất độn bởi vì khuôn mặt của mỗi người khác nhau và phụ thuộc cả vào cấu trúc xương, mô, da,... Chính vì lẽ đó, cần bác sĩ có tay nghề thực sự để chuẩn hóa lượng chất độn được tiêm vào.

Tiêm đúng vị trí

Tiêm filler đòi hỏi chính xác từng mũi kim mới có được vẻ đẹp tự nhiên và an toàn

Tiêm filler đòi hỏi chính xác từng mũi kim mới có được vẻ đẹp tự nhiên và an toàn

Trong quá trình tiêm filler, bác sĩ phải tiêm thật chuẩn vào vùng da cần filler bởi điều này không chỉ mang lại cái đẹp tự nhiên mà còn đảm bảo an toàn, không xảy ra biến chứng.

Chỉ cần bác sĩ đưa chất độn lệch hướng thì rất dễ filler nhằm mạch máu gây tắc mạch, chèn mạch và một vài biến chứng nguy hiểm có thể gây tử vong.

Trước đây, nếu bệnh nhân muốn tiêm filler để làm mờ nếp nhăn quanh miệng khi cười, bác sĩ sẽ tiêm trực tiếp vào các nếp nhăn. Nhưng hiện nay, các bác sĩ sẽ khéo léo hơn và tiêm vào vùng gò má, giúp toàn bộ cơ mặt như được nâng lên và săn chắc hơn một cách rất tự nhiên.

06:30, 01/12/2018Chăm sóc sau tiêm filler

Tiêm filler là quá trình khá đơn giản, bạn có thể về ngay sau khi tiêm và không cảm thấy đau đớn gì. Tuy nhiên, sau đó, để giữ được filler lâu dài bạn cũng phải kiêng cữ.

Đầu tiên  phải tránh xa aspirin. Với tiêm môi thì bạn phải cẩn thận hơn, không dùng đồ uống có cồn và đồ uống nóng sau khi tiêm.

AI KHÔNG NÊN TIÊM FILLER

Không phải ai cũng có thể tìm đến phương pháp làm đẹp này

Không phải ai cũng có thể tìm đến phương pháp làm đẹp này

Không phải người nào cũng có thể thực hiện được phương pháp làm đẹp này. Trong một số trường hợp sau bạn tuyệt đối không tiêm filler:

Dị ứng với chất độn

Một số chất độn để tiêm filler chứa thành phần lidocaine gây dị ứng. Hoặc một số loại chất tiêm filler được sản xuất từ quá trình lên men vi khuẩ cũng có thể lẫn đến phản ứng dị ứng.

Có thai hoặc cho con bú

Chưa có nghiên cứu nào đánh giá độ an toàn của chất độn đối với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, do đó tốt nhất bạn nên tránh.

Thậm chí cả việc bạn đang bị viêm xong cũng không nên tiêm filler do việc sưng xoang có thể ảnh hưởng đến tiêm filler.

Đang nhiễm virus

Nếu bạn bị nhiễm virus, nấm hoặc vi khuẩn nên tránh tiêm chất độn vào những khu vực đó. Bởi sau tiêm, nguy cơ các loại nhiễm trùng phát triển sẽ cao hơn. Trong một số trường hợp, tiêm chất độn vào môi có thể kích hoạt virus herpes simplex (mụn cóc sinh dục).

Không tiêm khi quá trẻ

Khong nen tiem filler khi con qua tre

Không nên tiêm filler khi còn quá trẻ

Trong khi hầu hết các quốc gia đều quy định chỉ được thẩm mỹ khi bạn trên 18 nhưng hiện nay nhiều người dưới độ tuổi này vẫm tìm đến phương pháp này.

Mọi người có thể nghĩ nó bình thường nhưng không biết rằng bạn tiêm filler càng sớm thì khả năng “xuống sắc” sớm ngày càng cao.

Đầu tiên là việc chất độn không tồn tại được mãi mà có tuổi thọ từ 3-6 tháng. Nếu không “bảo dưỡng” thường xuyên thì khó có vẻ đẹp tự nhiên.  Trong khi đó, hầu như các bác sĩ chuyên nghiệp đều khuyên không bao giờ nên tiêm filler liên tục trong 30 đến 50 năm.