Biến chứng kinh hoàng khi tiêm filler không đạt chuẩn
Cập nhật lúc: 30/11/2018, 20:31
Cập nhật lúc: 30/11/2018, 20:31
Phụ nữ Á Đông với hình dáng nhỏ nhắn luôn ao ước có một cánh mũi thẳng, cao hay một chiếc cằm nhọn, môi hình trái tim, má baby, ngực tròn, mông căng để trông trẻ trung và hấp dẫn hơn. Một trong những cách để đạt được ý muốn nhanh nhất và rẻ nhất có lẽ là dịch vụ tiêm filler. Dịch vụ này được quảng cáo là phương pháp làm đẹp “thần thánh” và có thể “thay đổi nhan sắc của mọi cô gái” mà không nguy hiểm như "dao kéo".
Filler được hiểu là một chất làm đầy mô, có tác dụng làm phẳng da hoặc tăng thể tích của một bộ phận nào đó trong thời gian ngắn. Trong trường hợp của tiêm mũi tiêm cằm thì filler sẽ kéo căng da để làm cho mũi thẳng, cằm thon dài hơn; filler ở góc mắt để xóa đuôi mắt; filler má để tạo má bầu bĩnh baby; filler ngực mông căng tròn,...
Nhiều người cho rằng dịch vụ tiêm filler chỉ là thủ thuật đơn giản và dễ dàng thực hiện bởi vì thuốc tiêm được bày bán trên thị trường với rất nhiều loại, của Mỹ, Thụy Sĩ, Ukraina, Nhật, Hàn… với giá thành cũng vô vàn.
Tuy nhiên, nếu tiêm filler đơn giản đến vậy thì các cơ quan y tế trên thế giới đã không đưa ra cảnh báo về thủ thuật này.
Theo quy định của nhiều Tổ chức Y tế, Y khoa trên thế giới người thực hiện tiêm filler bắt buộc phải là bác sĩ hoặc có giấy tờ chứng nhận mới có thể hành nghề. Tuy biến chứng của filler hiếm gặp nhưng nếu rơi vào tay của những người không giấy phép hành nghề sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe.
Vì tiêm filler phải thực hiện một cách chuẩn xác khi lấy ven cũng như lượng thuốc được đưa vào cơ thể cho nên yêu cầu bác sĩ phải có tay nghề, được cấp phép. Nếu như bác sĩ đưa mũi tiêm không chính xác sẽ rất dễ tiêm nhầm mạch máu và phá hủy các bộ phận xung quanh.
Điển hình là câu chuyện gần đây của một cô gái tên L. Sau khi cô tiêm xong đã có cảm giác chóng mặt, mờ mắt và tê liệt cánh tay. L được đưa đến bệnh viện trong tình trạng mắt hoàn toàn mất thị lực và chất làm đầy đã xâm nhập, ảnh hưởng đến não bộ.
Trường hợp của L. là filler đã làm tắc mạch máu mắt gây mù mắt. Còn nếu như filler làm tắc mạch máu não có thể gây đột quỵ.
Nếu tiêm vào tĩnh mạch hoặc động mạch, bạn có thể bị tổn thương nghiêm trọng, và một vài biến chứng tiềm ẩn có thể gây tử vong.
Lượng thuốc tiêm filler giới hạn nhất định và rất nhỏ. Nếu như tiêm quá liều sẽ làm căng da, chèn mạch máu gây thiếu máu khiến người xanh xao, mệt mỏi. Còn nếu để thời gian dài có thể dẫn đến việc căng mạch và vỡ mạch máu nguy hiểm tính mạng.
Rất nhiều trường hợp tiêm filler không đảm bảo hoặc không hợp với cơ thể mà bị hoại tử vùng cằm mũi má.
Đơn giản là làm cho mũi bị biến dạng, môi hoại tử, ngực nhiễm trùng, biến dạng tuyến sữa,… Nhiều trường hợp nặng còn phải cắt bỏ hoàn toàn phần ngực và tái tạo bộ phận mới.
Tiêm filler chỉ nên thực hiện với những vùng da hõm, có rãnh theo nguyên lý "nước chảy chỗ trũng. Khi đó, chất làm đầy này sẽ tạo nên độ căng của vùng da. Còn những bộ phận như ngực và mông, thường sẽ tiêm với dung lượng lớn mới mong căng tròn được.
Tuy nhiên, vùng da này có nhiều mạch máu nhỏ, nếu tiêm không cẩn thận rất dễ dẫn tới biến chứng tử vong vì chạm mạch máu, chèn mạch, căng mạch gây vỡ.
Filler là tên gọi chung của các chất làm đầy, mỡ tự thân, collagen tổng hợp, polymer sinh học. Filler được tiêm vào dưới da sẽ có tác dụng làm đầy những vùng da bị thiếu collagen, nâng đỡ để da căng hơn. Và đặc biệt, filler còn có tác dụng trong việc tạo hình cho khuôn mặt. |
Quá trình lão hóa là quy luật bắt buộc của tự nhiên và không ai có thể chống lại. Do đó, khi bạn tiêm filler để làm căng da trẻ lại thì quá trình lão hóa của da vẫn diễn ra liên tục.
Đến khi bạn ngừng việc tiêm filler lại thì vùng da căng nhăn nhúm lại và trông lại càng già nua hơn.
Filler chỉ có hiệu quả trong vòng 4-6 tháng. Muốn duy trì kết quả, cần điều trị đều đặn và giá mỗi lần thực hiện khoảng 10-20 triệu đồng mới có thể đạt chuẩn.
15:07, 30/11/2018
06:01, 30/11/2018
03:31, 21/11/2018
11:41, 25/09/2018
07:41, 24/09/2018