19/01/2025 | 05:51 GMT+7, Hà Nội

Thủ tục nhập trạch nhà mới như thế nào?

Cập nhật lúc: 21/10/2016, 06:26

Nhập trạch là nghi lễ cổ truyền của người Việt. Năm hết Tết đến, nhiều gia đình chuyển đến nhà mới. Tuy nhiên, số đông băn khoăn không biết làm lễ nhập trạch sao cho đúng.

Lễ nhập trạch được hiểu là lễ dọn vào nhà mới, áp dụng cả nhà mới xây, mới mua. Đây là một nghi lễ cổ truyền, quan trọng bên cạnh lễ động thổ, cất nóc. Làm lễ nhập trạch tức là đăng ký hộ khẩu với thần linh, thổ địa nơi ngôi nhà đã tọa lạc. Bởi vậy khi dọn về nhà mới gia chủ nên lưu ý:

1. Vật dụng mang vào hay cần hoàn thiện trước khi làm lễ nhập trạch:

- Bếp (nên hoàn thiện trước).

- Bàn thờ: Bao gồm các đồ bày trí như bát hương (thường tự bốc bát hương 1-2 tiếng trước khi làm lễ) hay đồ cúng (hoa tươi, quả tươi, nước). Đồ cúng không cần cầu kỳ.

- Gạo, nước (thường tự lấy ở nhà mới).

- Đồ dùng tượng trưng (bàn ghế, chổi, chiếu...).

Khi vào nhà mới, không quan trọng là ai trong gia đình phải cầm vật dụng gì nhưng ai cũng nên có đồ mang vào, không nên đi tay không. Người trong gia đình bất cứ tuổi nào đều có thể vào, không phải kiêng kỵ.

Thủ tục nhập trạch nhà mới như thế nào?

Thủ tục nhập trạch nhà mới như thế nào?

2. Vị trí đặt bàn thờ, bếp

Đặt ở nơi sơn tinh đang vượng, như năm nay là sao Bát Bạch, Cửu Tử. Vị trí cụ thể phải tùy theo tọa hướng nhà thực tế đã được thống kê theo bảng sau:

3. Hướng bàn thờ

Điều quan tâm là "nhất vị nhị hướng", tức là vị trí bàn thờ đặt ở đâu theo bảng hướng dẫn trên, chứ không phải hướng ra đâu. Chỉ lưu ý hướng bàn thờ không quay thẳng ra cửa, cũng như những nơi mất vệ sinh như nhà kho, wc là được.

4. Đúng giờ đã chọn thì đun nước để kích hoạt trường khí tốt tại khu bếp. Thắp hương và cắm vào các bát hương, ưu tiên bát thần linh ở giữa cắm trước.

Thủ tục nhập trạch nhà mới như thế nào?

Thủ tục nhập trạch nhà mới như thế nào?

5. Đọc văn khấn lễ nhập trạch:

Đây là bài văn chung cho thần linh và gia tiên khi nhập trạch. Nội dung như sau:

Con kính lạy Chín phương Trời, mười phương Chư Phật. Con kính lạy thần linh thổ địa cai quản ở trong khu vực này. Hôm nay ngày.......... tháng.......... năm ........... Con là: ……… ngụ tại............... Thành tâm sửa biện hương hoa, dâng lên trước án, kính cẩn tâu trình. Nay gia đình hoàn tất công trình, chọn ngày lành dọn về, cầu xin chư vị minh thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại…………… và cho phép rước vong linh gia tiên về nơi ở mới này để gia đình thờ phụng. Xin chư vị minh thần độ cho gia quyến chúng con khỏe mạnh, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào, vạn điều tốt lành. Cả nhà đều bình an, sức khỏe dồi dào, thịnh vượng an khang. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, mong được phù hộ độ trì.

VĂN KHẤN CÁO YẾT GIA TIÊN KHI NHẬP TRẠCH

Nam mô A Di Đà Phật ! (ba lần)

Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ……………………………………………………

Hôm nay là ngày ……… tháng ……. năm ………….

Gia đình chúng con mới dọn đến đây là: (địa chỉ) ………….. ……………………..

……………………………………………………………………………………………………………

Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên bàn thờ, trước linh tọa kính trình các cụ nội ngoại Gia Tiên. Nhờ hồng phúc Tổ Tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới, hoàn tất công trình. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập ấn thờ, kê giường nhóm lửa, kính lễ khánh hạ.

Cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị hương linh nội ngoại họ……..và họ…… thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được  bình an, mạnh khỏe.

Chúng con lễ bạc lòng thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! (Ba lần).

Thủ tục nhập trạch nhà mới như thế nào?

Thủ tục nhập trạch nhà mới như thế nào?

Khi chuyển đến chỗ ở mới có một số vấn đề cần chú ý dưới đây:

1- Phải chọn ngày tốt, giờ tốt để dọn đến nhà mới.

2- Khi chuyển nhà, mọi việc chuyển đồ của mình đến nhà mới phải do tay mình hoặc người của gia đình chuyển, toàn gia đình không thể tay không đến ở nhà mới.

3- Bài vị (Bát hương) cúng Tổ tiên và các thần phải được làm trước và phải do gia chủ tự tay mang đến nhà mới. Những người khác trong gia đình đi theo sau vào, mỗi người đều phải cầm trong tay tiền tài của cải.

4- Thời gian vào nhà phải là buổi sáng sớm, buổi giữa trưa, hoặc trước lúc mặt trời lặn, tránh đến nhà mới vào buổi tối.(Tốt nhất là vào buổi sáng và nên trong khoảng từ mùng 1 đến hôm rằm, không nên về nhà mới vào cuối tháng).