19/01/2025 | 09:27 GMT+7, Hà Nội

Những lưu ý không thể bỏ qua khi làm lễ nhập trạch

Cập nhật lúc: 02/08/2016, 21:17

Mua nhà, sửa nhà hay xây nhà là những công việc vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Để ngôi nhà mới mang đến cuộc sống an lành, ấm áp và hạnh phúc viên mãn thì gia chủ phải làm lễ nhập trạch. Vậy cách nhập trạch và kiêng kỵ khi nhập trạch như thế nào là đúng?

Theo quan niệm dân gian nghi lễ nhập trạch tương đương như đăng ký hộ khẩu với thần linh, thổ địa của ngôi nhà.

1. Những công việc cần hoàn thiện trước khi nhập trạch

Trước khi làm lễ nhập trạch gia chủ cần đảm bảo hoàn thiện trước những việc như xây bếp, đặt bàn thờ, chuẩn bị gạo nước, có những đồ dùng tượng trưng như bàn ghế, chiếu hay chổi,...

Lưu ý, bàn thờ trong nhà mới bày trí tối thiểu có bát hương đã tự bốc ít nhất trước giờ làm lễ khoảng từ 1-2 tiếng, đầy đủ đồ cúng như hoa, quả, nước,... không cần quá cầu kỳ.

Bàn thờ đặt ở nơi sơn tinh đang vượng, tùy thuộc vào tọa hướng nhà thực tế. Ví dụ như:

  • Tọa hướng bếp - bàn thờ: Cấn - Khôn Tây Nam, Đông Đông

  • Tọa hướng Tây Nam Dần - Thân Tây Nam, Đông Đông

  • Tọa hướng Tây Nam Giáp - Canh Đông

  • Tọa hướng Bắc Tây Nam Mão - Dậu Nam, Tây,...

Với bất kỳ vị trí bàn thờ ở đâu trong những hướng trên cũng đảm bảo nguyên tắc “Nhất vị Nhị hướng”. Bàn thờ không quay thẳng ra cửa, hay hướng nhà kho hoặc nhà vệ sinh.

Chuẩn bị thực hiện nghi thức nhập trạch phải chọn đúng giờ đun nước để kích hoạt những trường khí tốt tại khu bếp và thắp hương ở bát hương thần linh cắm trước. Sau đó chuẩn bị văn khấn nhập trạch.

Đồ cúng nhập trạch cần được chuẩn bị kỹ càng 1-2 tiếng trước khi làm lễ.

2. Nghi thức của lễ nhập trạch - Cúng nhập trạch

Những nghi thức mà khi dọn về nhà mới gia chủ cần tuân thủ tuyệt đối là:

  • Đốt nến: Đầu tiên bạn cần đốt một cây nến và đặt ở góc nhà hướng Đông Nam và theo dõi ánh lửa. Cần tránh gió lùa ảnh hưởng tới hướng nến. Việc đốt nến sẽ cho ta những xác định về ngôi nhà có độ ẩm thế nào, có khí xấu không và kiểm soát được khí lưu trong căn nhà.

  • Khấn đúng bài văn khấn nhập trạch và cúng những lễ vật nhập trạch nhà mới.

  • Chọn những ngày giờ tốt để tiến hành dọn vào nhà mới.

  • Tự tay gia đình dọn chuyển mang đồ đạc vào trong nhà mới.

  • Những bài vị cúng tổ tiên, gia thần thì do gia chủ tự mình cầm đến nhà mới.

  • Người xung quanh khi đi vào sau gia chủ cầm theo một chút tiền lẻ.

Các bước thực hiện cúng nhập trạch đúng cách diễn ra tuần tự như sau:

Bước 1: Khi vào trong căn nhà mới, gia chủ nên mang vào vật đầu tiên là một cái chiếu (hoặc một cái đệm) đang sử dụng.

Bước 2: Tiếp đó, gia chủ mang tiếp bếp vào. Có thể là bếp ga hoặc bếp giàu. Không nên mang bếp điện, vì bếp điện chỉ có tinh mà không có tướng có nghĩa là chủ có nhiệt chứ không có ngọn lửa. Thêm vào đó là mang những vật dụng khác trong ngôi nhà.

Bước 3: Lễ vật thờ phục đặt lên bàn hoặc mâm ở hướng đẹp và phải là tự tay gia chủ thắp hương. Thắp nhang và khấn thần linh văn khấn nhập trạch xin nhập nhà mới, lập bát hương thần linh và xin phép thần linh cho rước vong linh gia tiên nhà mình vào nơi ở mới thờ phụng.

Bước 4: Gia chủ châm bếp và đun nước.

Đồ đạc chuyển phải theo trình tự trước, sau.

Đồ đạc chuyển phải theo trình tự trước, sau.

Những kiêng kỵ cần nhớ khi làm lễ nhập trạch:

- Ngày lành tháng tốt phải được tính dựa theo 2 yếu tố chính là lịch âm và ngày tháng năm sinh của người trụ cột gia đình để lấy kết quả tốt nhất.

- Tuyệt đối kiêng kỵ việc nhập trạch vào tháng cô hồn.

- Trong ngày nhập trạch tránh mời thêm bạn bè, khách khứa vì đây không phải là tiệc tân gia. Cần hiểu và phân biệt rõ ngày chuyển nhà và ngày tân gia (hay còn gọi là ngày mừng nhà mới) là khác nhau để không phạm phải sai lầm nghiêm trọng này.

- Thời gian chuyển nhà tốt nhất là vào buổi sáng, giữa trưa hoặc lúc mặt trời mới bắt đầu lặn, tránh chuyển nhà vào buổi tối.

- Các thành viên trong gia đình ai cũng phải tham gia trong quá trình chuyển nhà, mỗi người ít nhất nên cầm một thứ đồ từ nhà cũ sang nhà mới.

- Phụ nữ có thai không được phụ dọn. Nếu muốn phụ, thì mua 1 cây chổi mới, dùng chổi quét qua 1 lượt các đồ vật thì không sao. Cũng tuyệt đối kiêng kị người giúp chuyển nhà cầm tinh con Hổ.

Lễ nhập trạch có nhiều điều kiêng kỵ cần nhớ.

Lễ nhập trạch có nhiều điều kiêng kỵ cần nhớ.

- Gia chủ không nên đi tay không đến nhà mới vì đó là biểu tượng của sự thiếu thốn của cải, vật chất.

- Vật đầu tiên mang đến nhà mới là cái chiếu đang sử dụng, bếp lửa, tuyệt đối không nên mang bếp điện, chổi quét nhà, gạo, nước…Đồ dùng quan trọng liên quan tới tâm linh như bài vị tổ tiên, tượng thần tài… cũng nên do chính tay chủ nhà cầm tới nhà mới trước.

- Khi nhập trạch, cần chú ý đun nước để khai bếp. Nước đun trên bếp lần đầu tiên ở nhà mới phải để cho sôi 5 – 10 phút, lâu hơn càng tốt, mới tắt lửa. Đun nước mục đích là để khai bếp, pha trà dâng Thần Linh và Gia Tiên. Nếu có khách có thể lấy nước đó để pha nước mời khách.

- Khi nhập trạch cần lưu ý, không nên ngủ trưa trong ngôi nhà mới của bạn vào đúng ngày chuyển nhà vì nó tượng trưng cho sự lười biếng và bệnh tật. Nếu chỉ nhập trạch lấy ngày tốt chưa có nhu cầu ở ngay thì gia chủ phải ngủ một đêm tại nhà mới.

- Trong ngày nhập trạch cũng cần lưu ý không nên cãi vã, tranh luận, gây gổ, mắng mỏ trẻ nhỏ, thể hiện sự bực tức hay khóc lóc. Điều này sẽ mang lại sự không may mắn của gia chủ khi vào nhà mới.