Thông tư 22 về đánh giá học sinh có gì mới?
Cập nhật lúc: 03/10/2016, 22:13
Cập nhật lúc: 03/10/2016, 22:13
Thông tư 22 có sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nội dung chi tiết Thông tư 22 xem tại đây.
Những điểm mới ở thông tư 22 thể hiện ở vể vệc đánh giá học sinh tiểu học, cụ thể:
Thông tư 30 chỉ đánh giá định kỳ ở 2 thời điểm là cuối kỳ I và cả năm, trong khi đó Thông tư 22 sẽ đánh giá định kỳ học tập tại 4 thời điểm là vào giữa kỳ 1 và cuối kỳ 1, giữa kỳ II và cả năm.
Tại TT30, giáo viên sẽ đánh giá học sinh ở 2 mức là hoàn thành và chưa hoàn thành. Tuy nhiên, theo nội dung mới Thông tư 22 đánh giá học sinh ở 3 mức là: Hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành.
Ngoài ra, cũng có sự khác biệt ở đánh giá định kỳ năng lực, phẩm chất. Cụ thể, Thông tư 30 chỉ đánh giá ở 2 mức là đạt và chưa đạt, còn tại Thông tư 20 đánh giá học sinh ở 3 mức: Tốt, đạt và cần cố gắng.
Thông tư 22 dùng bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục, còn tại Thông tư 30 là sổ theo dõi chất lượng giáo dục.
Về việc đánh giá sự tiến bộ của học sinh, Thông tư 22 có sửa đổi bổ sung khoản 1, khoản 3 Điều 4 Thông tư 30 như sau:
“1. Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan.”
“3. Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kì bằng điểm số kết hợp với nhận xét; kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.”
Thông tư 22 cũng sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 5 tại Thông tư 30 như sau:
“Đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh:
12:46, 08/07/2016
05:53, 13/11/2015