19/01/2025 | 18:26 GMT+7, Hà Nội

Thị trường bán lẻ TP. Hồ Chí Minh phục hồi tích cực

Cập nhật lúc: 17/10/2022, 18:18

Từ đầu tháng 9, thị trường bán lẻ tại TP. HCM có nhiều chuyển biến tích cực, nguồn cung đang dịch chuyển nhiều ra ngoài trung tâm, nhu cầu mua sắm của người dân ngày càng lớn hơn.

Chuyển biến tích tực dịp cuối năm

Thị trường bán lẻ đang tăng trưởng ổn định, sức mua cũng tăng dần. Nhằm tận dụng tối đa đà tăng trưởng của thị trường bán lẻ và dịch vụ, nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh, nhà bán lẻ... trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đang tiếp tục thực hiện hoạt động kích cầu tiêu dùng từ giờ đến cuối năm 2022.

Chị Thanh Hằng, sống tại quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ, bây giờ các siêu thị có nhiều chường trình ưu đãi mua sắm. Nên gia đình ưu tiên mua sắm nhiều mặt hàng tiêu dùng, nhất là ăn uống và thời trang. Bởi có nhiều mặt hàng thời trang như dày dép, quần áo đều phổ biến giảm giá, có mặt hàng giảm lên đến 50%, đồng thời có điểm bán còn ưu đãi cho khách hàng "mua 1 tặng 1" hoặc giảm giá cho hóa đơn lần sau.

Còn anh Hoàng Long tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh cho hay, gia đình có thói quen đi du lịch dịp cuối năm nên cần mua sắm nhiều mặt hàng thiết yếu. Hiện thị trường hàng hóa tiêu dùng giảm giá sâu và phong phú ngành hàng rất thuận lợi cho người tiêu dùng mua sắm.

Gia đình hay mua sắm tham quan một số trung tâm thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như Giga Mall Phạm Văn Đồng, Vincom Đồng Khởi... để lựa chọn những sản phẩm phù hợp.

Thị trường bán lẻ tăng mạnh lĩnh vực F&B

Hiện doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 26% theo năm và 21% cùng kì 9T/2022 (số liệu của Cục Thống kê TP.HCM). 44% diện tích được lấp đầy đến từ các thương hiệu Hàn Quốc và Nhật Bản, tập trung vào lĩnh vực ẩm thực nhà hàng (F&B) và gia dụng.

Theo cục thống kê TP.HCM, doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 26% theo năm và doanh thu bán lẻ tăng 21% theo năm trong 9T/2022. Khách thuê từ nước ngoài tiếp tục mở rộng nhờ vào tiêu dùng nội địa tăng trưởng ổn định và triển vọng kinh tế đầy hứa hẹn. Trong 9 tháng qua, thương hiệu Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm 44% diện tích được lấp đầy.

Khách thuê từ Nhật Bản tập trung vào ngành ăn uống như Gyu Shige và gia dụng nhà ở như Muji và khách từ Hàn Quốc đang tập trung ngành ăn uống như Dookki.


Nguồn cung có xu hướng dịch chuyển ra ngoài trung tâm

Dự kiến đến năm 2025 sẽ có thêm 398.000 m2 nguồn cung từ 27 dự án, nằm tập trung tại những quận có mật độ dân số cao như Quận 8 và Gò Vấp.

Tỷ lệ lấp đầy đạt 92%, ổn định theo quý nhưng giảm -2% theo năm, chủ yếu đến từ các vị trí ngoài trung tâm. Giá thuê tầng trệt tăng 1% theo quý và 6% theo năm.

Nhiều trung tâm bách hóa hoạt động lâu năm như Diamond Plaza, Hùng Vương Plaza đang được cải tạo với thiết kế hiện đại để phục vụ khách thuê và người tiêu dùng. Trong khi đó, một số trung tâm mua sắm lớn khác cũng đang có kế hoạch cải tạo lại. 

Công suất 92% ổn định theo quý nhưng giảm -2 điểm phần trăm theo năm, chủ yếu đến từ các vị trí bị bỏ trống ở khu vực ngoài trung tâm với lượng khách hàng thấp. Các khách thuê đang tập trung vào các vị trí thuê trọng điểm trong trung tâm mua sắm hay khối đế bán lẻ. Kể từ Q4/2021, 25% trong tổng diện tích bỏ trống là khách thuê ngành thiết bị gia dụng, 22% là khách thuê kinh doanh ăn uống, và 17% là thương hiệu thời trang.

Giá thuê tầng trệt tăng 1% theo quý và 6% theo năm. Chính sách tăng giá hằng năm là nguyên nhân chính của sự tăng trưởng giá thuê theo quý trong khi các chính sách hỗ trợ mùa dịch vào Q3/2021 hết hiệu lực.

Thị trường siêu thị mở rộng

Các thương hiệu siêu thị tiếp tục chú ý đến thị trường bán lẻ của Việt Nam. Trong giai đoạn 2022 và 2027, Central Group sẽ đầu tư 828 tỷ USD trong khi Thiso Retail đặt mục tiêu mở 20 siêu thị và AEON Mall dự kiến mở 10 siêu thị. WinMart cũng đóng góp trong lĩnh vực này khi chủ đầu tư dự định mở 1.100 cửa hàng trong 2022.

Ngoài ra, chi Tiêu Ngành Hàng Thiết Yếu cũng tăng trưởng nhanh. Theo như Fitch Solutions, chi tiêu hàng hóa thiết yếu tại Việt Nam sẽ tăng trưởng trong giai đoạn 2022 – 2026. Những ngành hàng này sẽ nhắm đến cư dân thành thị. Chính vì vậy, tốc độ đô thị hóa và tầng lớp trung lưu ngày càng tăng sẽ là động lực chính thúc đẩy sự tăng trưởng. Thị trường ở khu vực thành thị hấp dẫn hơn vì dịch vụ hậu cần được thiết lập tốt, mật độ dân số và chi tiêu cao hơn.

Tốc độ đô thị hóa Việt Nam dự kiến tăng từ 39% năm 2021 lên 44% trong 2030, tương đương với 8 triệu dân thành thị. Tầng lớp trung lưu dự kiến sẽ tăng 9,2%/năm trong giai đoạn 2022 – 2026. Khi thu nhập tăng lên, nhu cầu về sự đa dạng sẽ nhiều hơn đối với các siêu thị và các loại hình bán lẻ tiêu dùng hiện đại.

Đánh giá về thị trường bán lẻ TP.HCM, bà Cao Thị Thanh Hương, Quản lý bộ phận Nghiên cứu thị trường, Savills Tp.HCM nhận xét: Rủi ro lạm phát và gia tăng chi phí sinh hoạt đã thắt chặt chi tiêu nhu yếu phẩm và các dịch vụ vui chơi giải trí của người tiêu dùng. Tuy nhiên, sự phát triển của các khu đô thị mới và cơ sở hạ tầng sẽ vẫn tác động tích cực lên đầu tư cũng như nguồn cầu.

Ngoài ra, bà Hương bà còn cho biết thêm, tăng trưởng doanh thu bán lẻ theo năm đang phục hồi về mức trước đại dịch. Lòng tin vào thị trường tiếp tục thúc đẩy các thương hiệu mở rộng tại các thành phố chính và trải rộng khắp Việt Nam. Các thương hiệu quốc tế cũng tiếp tục gia nhập.

Nguồn: https://reatimes.vn/thi-truong-ban-le-tp-ho-chi-minh-phuc-hoi-tich-cuc-20201224000015238.html