Thế hệ Z mua sắm mặt hàng nào nhiều nhất hiện nay?
Cập nhật lúc: 18/07/2019, 20:00
Cập nhật lúc: 18/07/2019, 20:00
Thế hệ Z (những người sinh từ năm 1995-2015) dù là thế hệ trẻ nhưng sức ảnh hưởng đến thị trường tiêu dùng rất lớn. Hầu như các quyết định về mua thực phẩm và thức uống cho gia đình đều do thế hệ này, thậm chí còn tham gia chọn đồ đạc hay màu sơn nhà.
Giám đốc marketing Appota đã từng khẳng định, "Thế hệ Z là tương lai của nền kinh tế. Họ mang tới cơ hội chung cho tất cả các doanh nghiệp nếu chúng ta biết tận dụng và khai thác".
Theo nghiên cứu Niesel Việt Nam, nhóm thực phẩm và thức uống với sự tham gia gần nhất của thế hệ Z đã có tổng thị phần trị giá 6,6 tỷ USD.
Lý giải về việc thế hệ Z đóng vai trò quan trọng trong đối tượng mua hàng, bà Nguyễn Hương Quỳnh – Giám đốc Điều hành Niesel nhận định, “Sự gia tăng các hộ gia đình có thu nhập kép ở Việt Nam đã trao quyền cho những bạn trẻ, để họ có thể tham gia sâu hơn vào việc mua sắm của gia đình từ khi còn nhỏ. Và khi sức mua của thế hệ này tiếp tục tăng lên thì các nhà tiếp thị và quảng cáo nên quan tâm nhiều hơn đến việc đưa ra các phương pháp hiệu quả để tiếp cận những người tiêu dùng trong tương lai”.
Không phải bàn cãi khi thế hệ Z là những người thường xuyên ra ngoài ăn uống và tụ tập bạn bè nhiều nhất. Các hoạt động giải trí bao gồm đi uống trà sữa hoặc gặp bạn bè tại các quán cà phê, đi xem phim, đi siêu thị, tụ tập tại cửa hàng tiện lợi hoặc ghé thăm nhà bạn bè cũng là những hoạt động tiêu biểu họ yêu thích.
Ví dụ như loại thức uống là trà sữa, đã làm giới trẻ điên đảo mấy năm gần đây và chưa có dấu hiệu ngừng lại. Hàng loạt các thương hiệu trà sữa xuất hiện nhưng vẫn "ăn nên làm ra". Dù trà sữa có đắt đến cỡ nào cũng khiến giới trẻ xếp hàng và check-in ầm ầm khi khai trương.
Với các mặt hàng đồ ăn thì thế hệ Z lại cực kỳ đam mê và nhanh nhạy với các trào lưu đồ ăn trên thế giới. Các loại như mì cay cấp độ 7, gà xào phô mai Hàn, kem trân châu,… được du nhập vào Việt Nam đều được giới trẻ săn lùng và thử cho bằng được.
Không chỉ vậy, các loại đồ ăn vặt cũng được giới trẻ săn lùng ráo riết. Còn nhớ thời trà sữa Đài Loan đóng hộp được bán với giá trên trời 60.000-70.000 đồng/chai nhưng vẫn đắt hàng. Rồi các loại kẹo bánh như bánh Mochi của Nhật, bánh chuối Thái Lan, bánh tasco Mexico,… đều khiến những người bán hàng không phải lo lắng vì nhập bao nhiêu cũng không đủ cầu.
Thế hệ Z là lớp kích cầu cho nền kinh tế nhưng không phải ngành hàng tiêu dùng nào giới trẻ cũng đều chú trọng. Các nhãn hàng cần biết họ chú tâm đến điều gì để có thể kích cầu.
Đồ ăn nhanh chắc chắn là mặt hàng tiêu tốn nhất của giới trẻ, nó còn bán chạy hơn nhiều so với những quán ăn bình thường hay nhà hàng hạng sang. Bởi vì người trẻ có xu hướng mua bán nhanh chóng, không thích chờ đợi và đồ ăn nhanh cũng có thể gọi ship dễ dàng qua các app công nghệ - cái mà hầu như người trẻ nào cũng dùng.
Lớn lên trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, người trẻ chi tiêu nhiều tiền vào các mặt hàng như điện thoại di động đứng thứ hai. Các mặt hàng này được xem như là một phần thiết yếu của cuộc sống để sử dụng với mục đích khác nhau. Một phần do điện thoại thông minh lên ngôi ở thập kỷ này, việc mua bán thông qua điện thoại cũng bùng nổ hơn bao giờ hết. Ăn theo mặt hàng điện thoại thì phụ kiện điện thoại cũng rất được thế hệ Z quan tâm.
Các thương hiệu thời trang cũng được giới trẻ quan tâm nhiều vì thế quần áo là mặt hàng được bán chạy thứ 3. Các nhãn hiệu thời trang nổi tiếng thế giới vào Việt Nam như H&M, Zara, Pull & Bear,… người mua xếp hàng dài và trong đó đa số là giới trẻ. Những cửa hàng tiêu dùng đồng giá, thiết kế trẻ trung, bắt mắt như MINISO, MINIGOOD cũng được lòng đối tượng này.
Đối với những người trẻ không có nhiều tiền thì họ cũng bỏ tiền mua quần áo ở những cửa hàng bình thường, chợ bình dân cũng rất cao. Theo một báo cáo của Q&Me thì họ dành ½ số tiền mình có cho mua sắm quần áo, đối với phái nữ thì con số này lên đến 2/3.
Một dấu hiệu hết sức tích cực là thế hệ Z đã không mua sắm theo trào lưu nữa mà có sự chọn lựa các thương hiệu. Giới trẻ Việt yêu thích và chọn lựa sản phẩm dựa trên mức độ yêu thích, phổ biến cũng như chất lượng sản phẩm mà thương hiệu đó mang đến. Họ cũng sẵn sàng chi trả để có chất lượng dịch vụ/sản phẩm cao hơn. Giá tiền không còn là yếu tố tiên quyết, thay vào đó là cảm giác được sở hữu một sản phẩm chất lượng và xứng với giá trị sử dụng sẽ khiến họ rút hầu bao dễ dàng.
13:00, 12/07/2019
07:00, 30/06/2019
08:18, 29/06/2019
10:15, 09/04/2018