19/01/2025 | 09:21 GMT+7, Hà Nội

Thái Bình Dương đang ngập ngụa trong đảo rác của nhân loại

Cập nhật lúc: 01/04/2018, 14:31

Một khối lượng rác khổng lồ đến 79.000 tấn đang tập hợp lại ở biển Thái Bình Dương, đe dọa môi trường sinh sống của các loài sinh vật biển và con người.

Nghiên cứu kéo dài 3 năm đăng trên trang Scientific Reports cho thấy, một lượng rác khổng lồ có khối lượng khoảng 79.000 tấn trong phạm vi 1,6 triệu km2 đang trôi nổi trên biển Thái Bình Dương, giữa vùng biển Hawaii và California.

Số liệu này khiến nhiều người giật mình khi cao gấp 15 lần so với các báo cáo trước đó. Số rác thải trên bao gồm ¾ là các mảnh nhựa lớn hơn 5cm và các loại rác thải khác chiếm tổng số còn lại, thậm chí còn có lưới đánh cá. 

Đảo rác nằm ở

Đảo rác nằm giữa vùng biển Hawaii và California. 

Hàng năm, cả thế giới thải ra khoảng 320 triệu tấn rác và phần lớn là nhựa. Đáng tiếc, chỉ phần nhỏ trong đó được tái chế trong khi phần còn lại bị tống ra môi trường, ra các đại dương không thương tiếc.

Nguy hiểm hơn, sự ra đời của sợi tổng hợp trong lưới đánh bắt cá tuy tiết kiệm hơn cho những ngư dân nhưng lại trở thành nguồn ô nhiễm đại dương trầm trọng.

Chất thải ra môi trường biển bị các dòng hải lưu tự nhiên ngăn không cho chúng xé nhỏ mà xoáy vào thành một đám lớn. Qua sự tác động của thiên nhiên, chúng bị vỡ thành những mảnh nhỏ hơn, trôi nổi trên mặt biển. Thuật ngữ của các nhà khoa học gọi là đảo rác.

Lưới đánh cá cũng là thủ phạm gây ô nhiễm môi trường.

Lưới đánh cá cũng là thủ phạm gây ô nhiễm môi trường.

Đảo rác trôi trên biển không chỉ làm cho nước biển biến đổi, mà còn là môi trường lý tưởng cho các loài côn trùng biển có tên Halobates sericeus.

Loài Halobates sericeus đe dọa nghiêm trọng đến thức ăn của các loài động vật biển. Ước tính các loài cá sinh sống ở tầng nước giữa trên Bắc Thái Bình Dương đã nuốt phải lượng rác thải nhựa lên tới 12.000-24.000 tấn/năm, đe dọa đến sự sống của chúng.

Một khi, đảo rác này bị nhân rộng sẽ như bóng ma thầm lặng đe dọa trực tiếp đến môi trường biển trên toàn thế giới và gián tiếp đến nền kinh tế toàn cầu.