Để tài chính tiêu dùng an toàn cho cả nhà đầu tư và người tiêu dùng
Cập nhật lúc: 23/05/2018, 01:32
Cập nhật lúc: 23/05/2018, 01:32
Chương trình có sự tham dự của ông Nguyễn Tú Anh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước; TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng của BIDV, nhiều chuyên gia kinh tế uy tín và đại diện các công ty tài chính (CTTC) lớn nhất hiện nay tại Việt Nam là FE Credit, HD Saison và Home Credit.
Tại tọa đàm, các vấn đề chính của thị trường tài chính tiêu dùng (TCTD), bao gồm thực trạng, tiềm năng và vai trò của TCTD nói chung và tín dụng tiêu dùng nói riêng với sự phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam đã được các chuyên gia phân tích, mổ xẻ chi tiết.
Đồng thời, các chuyên gia cũng khuyến nghị nhiều giải pháp cần thực hiện để thị trường tín dụng tiêu dùng phát triển bền vững, đảm bảo an toàn cho cả nhà đầu tư và người tiêu dùng.
Theo ông Nguyễn Tú Anh, Phó Vụ trưởng vụ Chính sách tiền tệ, NHNN, “sự phát triển mạnh của cho vay tiêu dùng vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với hệ thống các TCTD. Một mặt lĩnh vực cho vay tiêu dùng mới phát triển, dư địa tăng trưởng còn lớn do đó đây là thị trường đầy tiềm năng cho các TCTD. Mặt khác, cũng vì đây là lĩnh vực còn mới ở Việt Nam, nên kinh nghiệm cho vay, kinh nghiệm quản lý rủi ro của cả các TCTD và người đi vay còn non trẻ”.
“Do đó sự phát triển nhanh của hoạt động cho vay tiêu dùng đặt ra rất nhiều vấn đề về quản lý rủi ro đối với các TCTD, với cơ quan quản lý nhà nước và đối với cả khách hàng”, ông Tú Anh nhấn mạnh.
Còn theo TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, tài chính tiêu dùng đang đóng góp rất tốt cho sự phát triển xã hội. Đặc biệt, các công ty tài chính (CTTC) ra đời đã giúp nhiều người có thể tiếp cận vốn từ các kênh chính thức hơn. Chỉ tính riêng các CTTC đang phục vụ khoảng gần 30 triệu khách hàng. Bên cạnh, đó các CTTC đã tạo ra nhiều việc làm cho xã hội.
Đến tháng 4 năm 2017, các CTTC đã có số lượng nhân sự lên đến 40.000 người; trong đó, riêng FE Credit có đến 15.000 nhân viên. Số lượng nhân viên này có được mức thu nhập nhất định, góp phần giảm nghèo cho xã hội.
Trong vòng 5 năm qua, tín dụng tiêu dùng đã tăng gần 5 lần. Cụ thể, cuối năm 2012, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng khoảng 230.000 tỷ đồng, chiếm 8% tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế thì đến cuối năm 2017, dư nợ tín dụng tiêu dùng đạt khoảng 1,1 triệu tỷ đồng (gấp 4,8 lần năm 2012), chiếm khoảng 18% tổng dư nợ của nền kinh tế.
20:10, 03/05/2018
06:20, 27/04/2018
01:00, 11/04/2018