29/03/2024 | 11:59 GMT+7, Hà Nội

Sau vaccine COVID-19, Nga phát triển vaccine ngừa dịch tả lợn châu Phi

Cập nhật lúc: 03/09/2020, 08:39

Sau khi trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới chính thức đăng ký vaccine ngừa COVID-19, Nga tiếp tục bước vào cuộc đua phát triển vaccine ngừa dịch tả lợn châu Phi.

Ảnh minh họa

Theo Sputnik, Học viện Thú y Moscow đang làm việc với các viện khác để phát triển một loại vaccine phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi (ASF), dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2021.

Giám đốc Học viện Thú y, ông Sergei Pozyabin đã đưa ra thông tin trên trong cuộc họp trực tuyến với thủ lĩnh đảng Nước Nga Công bằng, ông Sergei Mironov.

Theo ông Pozyabin, từ năm 2020, Học viện Thú y Moscow đã trở thành một trong những cơ sở để phát triển vaccine chống lại bệnh dịch tả lợn châu Phi. “Đây là chương trình tổng hợp về nghiên cứu khoa học và công nghệ của Bộ Giáo dục và Khoa học”, ông nói.

Học viện Thú y Moskva, cùng với các viện khác đang phát triển vắc xin chống bệnh dịch tả lợn châu Phi, có thể hoàn thành vào cuối năm 2021, hiệu trưởng Sergei Pozyabin cho biết trong cuộc gặp trực tuyến với ông Sergei Mironov - người đứng đầu đảng Nước Nga công bằng.

“Tôi nghĩ cuối năm sau chúng ta sẽ có vaccine phòng bệnh này”, Giám đốc Học viện Thú y nói.

Dịch tả lợn Châu Phi là một bệnh lây nhiễm do virus gây ra và có nguồn gốc đầu tiên từ Châu Phi. Bệnh có thể bắt gặp ở bất kỳ loài lợn nào, ở bất kỳ lứa tuổi nào của lợn với khả năng lây lan vô cùng nhanh. Theo thống kê cho thấy, lợn nhiễm bệnh có tỷ lệ chết lên tới 100%.

Virus gây bệnh tả lợn có thể tìm thấy trong dịch bài tiết, trong máu hay các cơ quan của lợn mắc bệnh dịch tả lợn. Bệnh có khả năng lây lan kéo dài và trên phạm vi rộng bởi virus này có sức đề kháng cao.

Cụ thể, chúng có thể tồn tại được từ 3 - 6 tháng ở nhiệt độ thường và có khả năng chịu được nhiệt độ thấp. Tuy nhiên, virus này sẽ chết ở nhiệt độ 56oC (trong 70 phút), 60oC (trong 20 phút) và ở nhiệt độ 70oC.

Con đường lây nhiễm bệnh dịch tả lợn thường là qua tiêu hóa và hô hấp. Bệnh có thể lây lan thông qua tiếp xúc (có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp) với những đồ vật có nhiễm virus như: chuồng trại, lợn nhiễm bệnh, đồ dùng, dụng có nhiễm virus, phương tiện vận chuyển, thực phẩm chế biến từ lợn nhiễm bệnh,...

Người là một trong những tác nhân khiến bệnh phát tán, tuy nhiên bệnh không có khả năng lây sang người.