18/01/2025 | 17:16 GMT+7, Hà Nội

Sau thời gian trầm lắng, thị trường mặt bằng bán lẻ Hà Nội nóng trở lại

Cập nhật lúc: 04/07/2017, 14:50

Thị trường bán lẻ Hà Nội năm nay đã nóng trở lại sau khởi đầu tương đối trầm lắng. Cả hai dự án mới ra mắt đều nằm ở quận Thanh Xuân, làm cho khu vực này ngày càng cạnh tranh hơn.

Báo cáo mới nhất của CBRE cho thấy, trong quý II/2017, Hà Nội có hai dự án mới gia nhập thị trường, cung cấp thêm gần 33.400m2 mặt bằng bán lẻ, tương đương với mức tăng 4,4% theo quý và 12% theo năm.

Với nguồn cung mới vào khoảng từ trên 40.000m2 cho tới 86.000m2 được trông đợi sẽ ra mắt trong những tháng còn lại của 2017, dự kiến sẽ có thêm nhiều áp lực lên giá thuê và tỷ lệ lấp đầy của thị trường.

Theo CBRE, giá chào thuê trung bình thị trường tăng nhẹ 1% theo quý, dừng ở mức 33,4 USD/m2/tháng (không bao gồm thuế, có bao gồm phí dịch vụ). Sự thay đổi này chủ yếu đến từ khu vực ngoài trung tâm, nơi có các dự án mới ra mắt với mức giá cao hơn trung bình thị trường.

Về tỷ lệ trống, thị trường quý II năm nay ghi nhận sự ổn định tương đối với mức giảm 0,3 điểm phần trăm theo quý nhưng tăng nhẹ 0,5 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Sau hai dự án mới ra mắt của quý này, thời gian tới, mô hình khối đế bán lẻ thuộc dự án phức hợp được trông đợi sẽ xuất hiện nhiều hơn do nguồn cung căn hộ chung cư lớn.

Lợi thế rõ rệt của mô hình này là có sẵn nguồn khách hàng tiềm năng cũng như lượng khách đến thăm nhờ vào khu căn hộ, cung cấp thêm dịch vụ và tiện ích, đồng thời nâng cao hình ảnh của cả dự án. Tuy nhiên, cũng có những vấn đề tiềm ẩn về mặt vị trí và tỷ lệ lấp đầy của các khối đế này.

ngành hàng Ăn uống vẫn cạnh tranh khốc liệt với hàng loạt các tên tuổi đến từ khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Ngành hàng Ăn uống Việt Nam vẫn cạnh tranh khốc liệt với hàng loạt các tên tuổi đến từ khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Mặc dù có mức độ rủi ro thị trường được đánh giá ở mức cao và mức độ hấp dẫn vừa phải so với năm nước đứng đầu bảng, nhưng Việt Nam đạt điểm cao về tính bão hòa của thị trường với nhiều cơ hội phát triển. Bên cạnh đó, các nhà bán lẻ nước ngoài cũng đang cấp thiết gia nhập thị trường nhằm nắm bắt được các cơ hội phát triển.

Trong thời gian gần đây, một loạt các nhãn hiệu thời trang bình dân dành cho giới trẻ của nước ngoài đều thể hiện mối quan tâm đến thị trường Việt Nam, trong đó có một vài thương hiệu đã xác nhận việc mở cửa hàng tại Hà Nội như Zara, H&M.

Bên cạnh đó, ngành hàng ăn uống vẫn cạnh tranh khốc liệt với hàng loạt các tên tuổi đến từ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Nắm bắt được xu hướng của thị trường, mảng cửa hàng tiện lợi phát triển mạnh mẽ với các tên tuổi quen thuộc tăng cường mở rộng cùng với sự tham gia của nhãn hiệu quốc tế 7 Eleven. Đây là minh chứng cho thấy sức hút của thị trường bán lẻ Việt Nam.