Sau đợt mưa lũ ở Sài Gòn, bảo hiểm đền bù thủy kích ô tô có "vỡ trận"?
Cập nhật lúc: 28/11/2018, 18:31
Cập nhật lúc: 28/11/2018, 18:31
Những ngày vừa qua, cơn bão số 9 ập vào các tỉnh miền Nam đã gây ra những đợt mưa lớn khiến đường phố bị ngập nặng. Tài sản hư hại thấy rõ nhất là hàng trăm hàng nghìn ô tô bị ngập nước và hư hỏng, số lượng xe bị thủy kích dường như là quá lớn.
Thủy kích là tình trạng nguy hiểm nhất của động cơ được xếp sau tình trạng cạn nhớt. Nếu xe bị thủy kích thì giá trị của nó bị giảm đi rất nhiều, không chỉ là khi bán lại mà xế ngồi sau bánh lái cũng không còn thấy thoải mái. Xe bị thủy kích thì nhẹ nhất cũng phải dỡ máy, thay tay biên và nặng là lốc máy bị vỡ, nứt thì phải thay động cơ.
Trong trường hợp xe không có bảo hiểm thủy kích thì chi phí sửa xe lên đến cả trăm triệu đồng. Nếu có bảo hiểm ngập nước thì chủ xe đỡ đi rất nhiều vì chi phí sửa xe sẽ do hãng chi trả phần nào.
Có 2 trường hợp gây ra thủy kích:
1. Xe đang nổ máy và chạy vào vùng ngập nước. Nước vào động cơ khiến đông cơ bị hư hỏng.
2. Xe đang nổ máy và chạy vào vùng ngập nước khiến xe bị tắt máy. Lúc đó người lái xe cố tình khởi động xe làm cho nước vào động cơ khiến đông cơ bị hư hỏng.
Tùy vào từng trường hợp mà công ty bảo hiểm sẽ đền bù cho khách hàng bao nhiêu %.
Theo Điều 14 Nghị định 103/2008/NĐ-CP, nếu chưa xác định đầy đủ thiệt hại thì “DN bảo hiểm phải tạm ứng ngay những chi phí cần thiết và hợp lý trong phạm vi trách nhiệm bảo hiểm nhằm khắc phục hậu quả” và “Mức bồi thường thiệt hại về tài sản được xác định theo thiệt hại thực tế”. Như vậy là công ty bảo hiểm bước đầu sẽ phải tạm ứng thiệt hại cho chủ xe rồi mới xác định thiệt hại sau.
Hiện tượng thủy kích ô tô là hiện tượng xe bị nước tràn vào buồng đốt xilanh qua đường hút gió của động cơ làm xe chết máy đột ngột. Trong trường hợp này, nếu mà bạn cố tình đề máy thì nước sẽ càng bị hút sâu vào bên trong động cơ dẫn đến hỏng máy. Bởi đặc tính không chịu nén của nước nên sẽ dẫn đến hỏng hóc một phần hoặc toàn bộ máy. Việc lựa chọn mua bảo hiểm thủy kích cho ô tô là giải pháp nhiều người lựa chọn để tiết kiệm chi phí khi xảy ra hiện tượng này. |
Với lượng xe bị ngập lụt ở TP.HCM vừa qua, rất nhiều công ty bảo hiểm đang đau đầu về việc đền bù thiệt hại do thủy kích.
Trao đổi trên tờ VnExpress, đại diện Công ty bảo hiểm PTI cho biết, chỉ tính đến giữa buổi sáng ngày 27/9, đơn vị này đã tiếp nhận và hỗ trợ cho 130 khách hàng bị tổn thất, đa phần là liên quan đến tình trạng ôtô bị ngập nước. Rất nhiều xe cũng vẫn để trong bãi gửi cho nên tổn thất cũng chưa hoàn toàn tổng kết được.
Công ty bảo hiểm Liberty thì cho hay, chỉ trong 2 ngày 26 – 27 công ty đã nhận khoảng 40 con xế ngập nước. Trung bình chi phí sửa chữa khoảng 50 -100 triệu đồng. Tính sơ bộ thiệt hại đến khoảng hơn 4 tỉ đồng.
Ở trụ sở các công ty bảo hiểm, nhân viên của công ty phải trực 24/24h để tiếp nhận các thông tin của các chủ xe cũng như phải đến tận hiện trường để hướng dẫn chủ xe phương án xử lý ban đầu.
Tuy chưa có thống kê đầy đủ, nhưng các công ty bảo hiểm ước tính, khoảng 30% số xe bị hỏng sẽ phải bồi thường 30-50 triệu đồng mỗi xe, trên 40% xe sẽ phải mất 50-120 triệu đồng mỗi xe, khoảng 30% còn lại là xe nhập nguyên chiếc thuộc dòng cao cấp nên chi phí bảo hiểm rất cao.
Như vậy, chỉ trong 2 ngày mưa lớn ngập nặng mà số tiền của các công ty bảo hiểm chi trả cho trường hợp bị thủy kích là rất lớn, có thể tính bằng cả năm cộng lại.
Trong trường hợp bắt buộc phải đi vào vùng nước sâu, bạn vẫn có thể lái xe qua vùng ngập nhưng không nên để nước ngập quá tâm bánh xe. Khi có xe chạy cùng chiều và ngược chiều thì phải chú ý đặc biệt vì có thể xảy ra hiện tượng tạo sóng, làm nước dâng cao hơn và tăng nguy cơ nước tràn vào đường nạp gió, vào lọc gió động cơ.
Lúc đi qua vùng ngập, người dùng cũng nên tắt công tắc điều hòa (nút AC). Khi đi xe số sàn, hãy chuyển về số 1 và chạy đều ga ở mức độ vừa phải. Những người lái mới phải lưu ý là không nên đạp côn. Còn đối với xe số tự động, người dùng nên chuyển sang chế độ bán tự động và để ở số 1, nếu để nguyên, xe sẽ tự sang số 2 khiến ga bị yếu, dẫn tới nước tràn vào động cơ thông qua ống pô và làm cho xe bị thủy kích.
Cần hạn chế đạp thốc ga vì việc tăng ga mạnh sẽ khiến nước tràn qua lưới tản nhiệt, đổ vào ống hút. Ngoài ra, khi tăng ga đột ngột vòng tua máy lên cao, nếu nước vào sẽ khiến hiện tượng thủy kích mạnh hơn, dẫn tới cong tay biên.
Khi đã đi qua chỗ ngập, bạn cần đi tiếp một đoạn, rà phanh để loại bớt nước trên đĩa. Sau đó, xuống kiểm tra lại động cơ, gầm xe.
Trường hợp xe của bạn bị ngập nước, người lái cần hết sức bình tĩnh và làm theo các bước sau:
- Nếu xe bị tắt máy đột ngột giữa vùng ngập, cần tuyệt đối không tìm cách khởi động lại.
- Kiểm tra lại dầu máy, nếu dầu máy chuyển màu nước gạo tức là nước đã vào động cơ. Thời điểm này, chủ xe tuyệt đối không nên tìm cách khởi động lại mà phải rút chìa khoá điện, đẩy xe lên chỗ cao phòng tránh bị sóng nước do xe khác chạy làm trôi dạt và nhanh chóng tháo dây nối với bình ác quy. Điều tốt nhất nên làm là gọi cứu hộ, thông báo rõ tình trạng bị ngập để được tư vấn để không bị thiệt hại thêm cũng như các việc cần thiết nếu xe bạn có mua bảo hiểm thủy kích.
- Khi xe bị ngập nước và có khả năng bị thủy kích, người lái cũng không nên mở cửa ngay khi xe bị chết máy mà cần chú ý tới mức nước. Nếu nước cao hơn phần thấp nhất của cửa ra vào, tuyệt đối không được mở cửa, vì sẽ làm nước bên ngoài tràn vào làm hư các hệ thống điện tử. Trong trường hợp này, cần mở cửa sổ để ra vào xe.
- Riêng những trường hợp xe bị thủy kích nghiêm trọng gây hư hại tới động cơ, bạn không còn cách nào khác ngoài đưa xe tới xưởng sửa chữa.
13:01, 26/11/2018
04:00, 16/11/2018
09:20, 25/10/2018
10:42, 06/05/2018