RCEP - Hiệp định thương mại lớn nhất thế giới chính thức có hiệu lực từ hôm nay
Cập nhật lúc: 02/01/2022, 06:42
Cập nhật lúc: 02/01/2022, 06:42
heo đó, RCEP có hiệu lực đối với 10 quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cũng như 4 thành viên không thuộc ASEAN gồm Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Australia. Tổng cộng, 15 quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương đã ký hiệp định RCEP vào cuối năm 2020. Theo Viện Kinh tế quốc tế Peterson (Mỹ) ước tính, khi RCEP có hiệu lực có thể làm tăng thu nhập toàn cầu lên 186 tỷ USD mỗi năm đến năm 2030 và thêm 0,2% vào nền kinh tế của các quốc gia thành viên.
Việc Hiệp định RCEP có hiệu lực sẽ góp phần đa phương hóa các Hiệp định thương mại tự do mà ASEAN đã ký kết với từng nước đối tác trước đây, hài hòa các cam kết, quy định trong các hiệp định này, tối đa hóa các lợi ích kinh tế, đặc biệt là quy tắc xuất xứ và tạo thuận lợi cho thương mại, góp phần củng cố các chuỗi cung ứng khu vực và phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19.
Sau khi có hiệu lực đầy đủ với tất cả các nước tham gia ký kết, Hiệp định RCEP sẽ tạo thành một thị trường với quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới, và GDP khoảng 26,2 nghìn tỷ USD. Con số này tương đương khoảng 30% GDP toàn cầu và trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới xét về quy mô dân số. Do vậy, Hiệp định RCEP dự kiến sẽ giúp tạo lập một thị trường xuất khẩu ổn định, lâu dài cho các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng, góp phần thúc đẩy việc thực hiện chính sách xây dựng nền sản xuất định hướng xuất khẩu của Việt Nam.
Theo lộ trình cam kết, RCEP sẽ tiến tới loại bỏ ít nhất 92% dòng thuế nhập khẩu giữa các quốc gia ký kết trong vòng 20 năm, sẽ thiết lập các quy tắc chung cho thương mại điện tử, thương mại và quyền sở hữu trí tuệ. RCEP được thiết kế nhằm cắt giảm chi phí và thời gian cho các thương nhân khi cho phép họ xuất khẩu hàng hóa sang bất kỳ quốc gia ký kết thỏa thuận nào mà không cần đáp ứng các yêu cầu riêng biệt của từng quốc gia.
Đồng thời, các nước đối tác sẽ xoá bỏ thuế quan cho hàng hoá từ 30-100% số dòng thuế ngay khi hiệp định này có hiệu lực. Còn tỷ lệ xóa bỏ thuế quan Việt Nam dành cho ASEAN là 90,3%; Australia và New Zealand 89,6%; Nhật Bản và Hàn Quốc 86,7% và Trung Quốc là 85,6%.
RCEP cũng được thiết kế nhằm cắt giảm chi phí và thời gian cho các thương nhân khi cho phép họ xuất khẩu hàng hóa sang bất kỳ quốc gia ký kết thỏa thuận nào mà không cần đáp ứng các yêu cầu riêng biệt của từng quốc gia.
Hiệp định này cũng sẽ giảm bớt các hàng rào phi thuế quan đối với thương mại giữa các quốc gia thành viên, chẳng hạn như thủ tục hải quan và kiểm dịch cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Từ thúc đẩy thương mại và kích thích đầu tư đến dịch vụ thúc đẩy và hợp tác công nghiệp, tất cả các chuyên gia và quan chức chính phủ đều hy vọng cao về những lợi ích mà hiệp định sẽ mang lại cho nền kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, do giờ đây hiệp định RCEP cung cấp một khuôn khổ khu vực mà theo đó các doanh nghiệp sẽ được thực hiện một cách hiệu quả hơn về mặt kinh tế.
Một trong những lợi ích nổi bật nhất là quy mô thương mại gia tăng mà RCEP có thể tạo ra. Theo dự đoán của Glenn Penaranda, đại diện thương mại và tham tán thương mại tại Đại sứ quán Philippines ở Bắc Kinh, thương mại Trung Quốc - Philippines có thể nhận được một cú hích đáng kể do kết quả của hiệp định thương mại, đặc biệt là đối với các sản phẩm như như trái cây, hải sản, dừa, linh kiện điện tử và khoáng sản.
Với Việt Nam, khi RCEP chính thức có hiệu lực, điều này sẽ mở thêm cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia các chuỗi giá trị mới trong khu vực, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Thậm chí, với hiệp định này, Việt Nam và các nước ASEAN hoàn toàn có cơ hội để trở thành trung tâm thu hút đầu tư nước ngoài.
Trong khi đó, Việt Nam được đánh giá là một điểm đến an toàn và hấp dẫn. Cơ hội tăng tốc thu hút đầu tư từ các nước thành viên RCEP sẽ lớn hơn, nhất là khi Việt Nam đang nỗ lực xây dựng nhiều cơ chế, chính sách vượt trội để đón đầu dòng vốn đầu tư đang dịch chuyển. Ngoài ra, việc thực thi RCEP cũng tạo nên khuôn khổ pháp lý ràng buộc trong khu vực về chính sách thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử..., tạo ra sân chơi công bằng trong khu vực. Nhờ vào việc hài hòa quy tắc xuất xứ nội khối RCEP, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có thể tăng khả năng đáp ứng điều kiện để hưởng ưu đãi thuế quan, từ đó gia tăng xuất khẩu trong khu vực, đặc biệt là ở các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand...
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Anh Dương - Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng:
"RCEP là một bước đi dễ dàng hơn, hướng đi trung gian, nhưng đó cũng là một bước đi cần thiết để doanh nghiệp khai thác, thích ứng. Với các doanh nghiệp mới, chưa có nhiều kinh nghiệm xuất nhập khẩu thì rõ ràng có thể đi qua các hiệp định FTA của ASEAN với đối tác thông qua RCEP.
Bởi, đây là một cuộc chơi ít khắt khe hơn, cho nên có thể tham gia, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, xây dựng thương hiệu, tạo dựng dần mạng lưới cung cứng và tiến tới cuộc chơi dài hạn hơn gắn với CPTPP và EVFTA hay các hiệp định khác nữa. Để làm được điều đó, câu chuyện không chỉ là tính toán về lợi thế thu được từ cắt giảm thuế quan ở thị trường nước ngoài, mà ngược lại cần nghĩ bài bản hơn cả về công nghiệp, chính sách đầu tư và tổ chức sản xuất".
Nguồn: https://kinhtemoitruong.vn/tu-hom-nay-rcep-hiep-dinh-thuong-mai-lon-nhat-the-gioi-chinh-thuc-co-hieu-luc-62757.html
13:51, 21/12/2021
07:30, 09/11/2021
07:30, 23/11/2020