19/01/2025 | 13:26 GMT+7, Hà Nội

Quốc gia nào lười tập thể dục nhất?

Cập nhật lúc: 06/09/2018, 23:01

WHO vừa mới ra một bản danh sách xếp thứ tự các quốc gia lười vận động, như một lời cảnh báo về lối sống ít vận động sẽ mang đến nhiều tác hại nặng nề đến sức khỏe.

20 quốc gia đã bị WHO xếp hạng vào danh sách những quốc gia lười thể dục nhất trên thế giới. Đứng đầu bảng là Kuwait với mức độ 67% dân số không đạt được yêu cầu về thể dục thể thao.

Khoảng 36% người dân Anh đang tự rước bệnh vào người với thói quen lười vận động, dù đó chỉ là 150 phút mỗi tuần.

Bảng xếp hạng các quốc gia lười vận động (% = phần trăm dân số không tập thể dục đủ150 phút mỗi tuần)

Kuwait 67%

American Samoa 53.4%

Saudi Arabia 53%

Iraq 52%

Brazil 47%

Costa Rica 46.1%

Cyprus 44.4%

Suriname 44.4%

Colombia 44%

Marshall Islands 43.5%

Portugal 43.4% 

Bahamas 43.3%

Barbados 42.9% 

New Zealand 42.4%

Germany 42.2%

Nauru 42.1%

Malta 41.7%

Argentina 41.6%

Italy 41.4%

UAE 41.4% 

Phụ nữ có vẻ lười hơn nam giới với tỉ lệ chỉ 60% dân số nữ nước này tập thể dục, trong khi đó nam là 67%.

So với những nước phát triển, đa số những quốc gia nghèo có phần tích cực vận động hơn. Họ ít bị phụ thuộc vào phương tiện công cộng. Tuy nhiên, các quốc gia như Pháp, Tây Ban Nha, Úc và Canada lại có xu hướng siêng vận động hơn.

Mỹ là quốc gia không vận động nhiều, 40% không tập thể dục đủ và con số này ở Ý là 41%.

Top 10 quốc gia năng thể dục thể thao nhất là Uganda, chỉ 5.5% dân số lười vận động. Kế tiếp là Mozambique 5.6%, Lesotho 6.3%, Tanzania 6.5%, Niue 6.9%, Vanuatu 8%, Togo 9.8%, Cambodia 10.5%, Myanmar 10.7%, Tokelau 11.1%.

Báo cáo của WHO, được công bố trên tạp chí y khoa Lancet cho thấy, trung bình 32% phụ nữ và 23% nam giới không đạt được yêu cầu về vận động.

Các chuyên gia y tế cho rằng, danh sách này như bản cáo trạng đáng sợ về sức khỏe của các quốc gia.

WHO kêu gọi mọi người hãy dành khoảng 150 phút vận động mỗi ngày, chỉ cần nhẹ nhàng như đi bộ hoặc đạp xe, nặng hơn là 75 phút chạy bộ. Lối sống ít vận động kéo theo hàng triệu người bị mắc các bệnh về tim mạch, ung thư và tiểu đường.

Phân tích của các nhà khoa học dựa trên hệ thống dữ liệu từ gần 2 triệu người trên toàn cầu trong năm 2016.