19/01/2025 | 01:19 GMT+7, Hà Nội

Phát hiện khoa học mới: Phát hiện oxy trên sao Hỏa sau 40 năm

Cập nhật lúc: 15/05/2016, 16:11

Các cơ quan không gian đã phát hiện được dấu hiệu của khí oxy trong bầu khí quyển Sao Hỏa—một sự kiện chưa từng xảy ra sau thập niên 70 của thế kỷ trước.

Phát hiện oxy trên sao Hỏa sau 40 năm

Phát hiện oxy trên sao Hỏa sau 40 năm

Phát hiện oxy trên sao Hỏa sau 40 năm

Các cơ quan không gian đã phát hiện được dấu hiệu của khí oxy trong bầu khí quyển Sao Hỏa—một sự kiện chưa từng xảy ra sau thập niên 70 của thế kỷ trước.

Thiết bị quan sát tầng bình lưu cho ngành thiên văn hồng ngoại (The Stratospheric Observatory for Infrared Astronomy – SOFIA) đã phát hiện được nguyên tử oxy trong tầng trung lưu, hay các tầng trên, của bầu khí quyển Sao Hỏa.

Lần cuối cùng oxy nguyên tử được đo lường trong bầu khí quyển Sao Hỏa, là trong hai nhiệm vụ Viking và Mariner vào những thập niên 70 của thế kỷ trước.

SOFIA là một dự án phối hợp giữa NASA và Trung tâm Hàng không vũ trụ Đức DLR. Đây là một chiếc Boeing 747SP đã được cải tiến để chuyên chở một chiếc kính viễn vọng có đường kính 2,54 m. Chiếc Boeing này được đặt tại một cơ sở của NASA ở Palmdale, California. SOFIA bay tại mức độ cao 11,2 – 13,7 km.

Dự án SOFIA bao gồm một chiếc Boeing 747SP đã được cải tiến để chuyên chở một chiếc kính viễn vọng có đường kính 2,54 m. (Ảnh: Trung tâm Hàng không vũ trụ Đức)

Dự án SOFIA bao gồm một chiếc Boeing 747SP đã được cải tiến để chuyên chở một chiếc kính viễn vọng có đường kính 2,54 m. (Ảnh: Trung tâm Hàng không vũ trụ Đức)

Kính viễn vọng đặt trên chiếc máy bay Boeing. (Ảnh: NASA)

Kính viễn vọng đặt trên chiếc máy bay Boeing. (Ảnh: NASA) 

Vậy tại sao lại cần gần nửa thế kỷ để các nhà khoa học một lần nữa phát hiện được oxy trên Sao Hỏa?

“Rất khó để đo đạc nguyên tử oxy trong bầu khí quyển Sao Hỏa”,Pamela Marcum, nhà khoa học từ dự án SOFIA, nhận định. “Để quan sát được các bước sóng hồng ngoại xa cần thiết để phát hiện nguyên tử oxy, các nhà nghiên cứu phải hoạt động bên trên phần lớn bầu khí quyển Trái Đất”.

SOFIA bay tại mức độ cao cách mặt đất 11,2 – 13,7 km.

Với phần lớn hơi ẩm trong bầu khí quyển Trái Đất nằm dưới độ cao này, chiếc phi cơ có thể sử dụng thiết bị đo quang phổ của nó để phát hiện các bước sóng hồng ngoại dài.

Có một sự khác biệt đáng chú ý giữa nguyên tử oxy và oxy trên Trái Đất. Không khí chúng ta hít vào bao gồm, bên cạnh các nguyên tố khác, hai nguyên tử oxy (hợp thành một phân tử khí oxy O2). Tuy nhiên, nguyên tử oxy (O) chỉ chứa một nguyên tử duy nhất.

Trên Sao Hỏa, oxy nguyên tử sẽ tác động đến cách thức các loại khí khác thoát khỏi bầu khí quyển hành tinh đỏ. Do đó, nó sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến bầu khí quyển của một hành tinh.

Một công cụ đặc biệt, Máy thu phát thiên văn tại các mức tần số Terahertz của Đức (German Receiver for Astronomy at Terahertz Frequencies – GREAT) trên tàu SOFIA sẽ giúp các nhà khoa học phân biệt được giữa oxy trong bầu khí quyển Trái Đất và oxy trong bầu khí quyển Sao Hỏa.

Xem thêm: Những bài viết về những bí ẩn của vũ trụ 

Theo: http://www.theepochtimes.com/