04/12/2024 | 00:19 GMT+7, Hà Nội

Những tiêu chí hàng đầu khi chọn mua laptop cho tân sinh viên

Cập nhật lúc: 29/08/2016, 05:43

Trong thời đại phát triển của công nghệ, Internet thì mỗi sinh viên nên sở hữu một chiếc laptop, giống như việc đi học cần phải có bút và sách vở vậy. Thị trường laptop khá đa dạng với nhiều sản phẩm đến từ nhiều hãng sản xuất khác nhau. Việc lựa chọn cho mình một chiếc laptop tốt sẽ rất dễ dàng sau khi bạn tham khảo những lời khuyên dưới đây.

Thời lượng pin tốt

Một chiếc laptop sẽ trở thành cục gạch đúng nghĩa nếu nó hết pin, và việc lỉnh kỉnh mang theo bộ sạc khi lên giảng đường cũng gây khá nhiều bất tiện. Các bạn sinh viên có thể chọn lựa cho mình một chiếc laptop có thời lượng pin khoảng 4-5 giờ (đủ cho một buổi học).

Hiện nay trên thị trường cũng có rất nhiều laptop hoặc laptop lai tablet sử dụng được tới hơn 10 giờ liên tục như Asus Zenbook UX305, Lenono ThinkPad X240, Dell XPS 13 (không cảm ứng), Asus X205, Apple Macbook Air 13 inch.

Màn hình đẹp, loa hay cũng tốt

Bên cạnh thiết kế, cấu hình thì màn hình hiển thị cũng là một điều đáng quan tâm. Giải trí, phim ảnh, chơi game rõ ràng là những sở thích hàng đầu của mọi sinh viên mà chất lượng, kích thước, độ phân giải của màn hình sẽ ảnh hưởng khá lớn khi trải nghiệm.

Tuy nhiên, nhiều người thường chỉ quan tâm tới độ phân giải mà không biết rằng các yếu tố khác như công nghệ nền màn hình, số lượng điểm màu, hỗ trợ các góc nhìn đều ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng hiển thị của laptop.

Những tiêu chí hàng đầu khi chọn mua laptop cho tân sinh viên.

Những tiêu chí hàng đầu khi chọn mua laptop cho tân sinh viên.

Bên cạnh đó, các bạn sinh viên cũng cần lưu ý lựa chọn kích thước màn hình dựa trên nhu cầu sử dụng thực tế: những chiếc máy tính xách tay có màn hình dưới 11 inch sẽ dễ dàng mang vác, di chuyển trong khi việc trải nghiệm phim ảnh, chơi game sẽ cần những màn hình có kích thước 14 inch trở lên.

Bên cạnh đó màn hình hỗ trợ cảm ứng cũng là một sự lựa chọn không tồi vì nó giúp việc tương tác dễ dàng hơn so với bàn phím truyền thống trong đó Microsoft Surface Pro 3 là ứng cử viên số 1 cho vị trí này.

Ngoài màn hình, chất lượng âm thanh cũng là tiêu chí không thể bỏ qua nhất là khi âm nhạc đã trở nên một phần quan trọng của cuộc sống. Tuy nhiên những chiếc laptop hiện nay thường chỉ có hệ thống loa ở mức chấp nhận được, to rõ nhưng độ chi tiết không thể sánh bằng những thiết bị âm thanh chuyên dụng.

Quan tâm đến cấu hình

Cấu hình bên trong mỗi chiếc laptop là rất quan trọng vì nó quyết định đến hiệu suất làm việc của máy trong suốt quá trình sử dụng của bạn.

Chip xử lý: Hầu hết những dòng laptop phổ thông với giá khoảng 10 triệu đồng trở nên sẽ được trang bị chip xử lý Intel Core gồm Core i3, i5 và i7. Với các bạn sinh viên thì sử dụng một chiếc laptop sử dụng chip Core i3 là phù hợp. Nếu việc học tập của bạn cần sử dụng nhiều ứng dụng nặng như các ứng dụng chỉnh sửa hình ảnh, video, thiết kế thì bạn nên chi thêm tiền cho Core i5 và Core i7.

Trong khi những chiếc laptop giá rẻ hơn sẽ sử dụng chip Celeron và Atom của Intel, AMD hoặc Pentium sẽ là lựa chọn nếu nhu cầu của bạn không có nhiều ngoài việc lướt web và soạn thảo văn bản thông thường.

Ngoài chip xử lý thì Ram và ổ cứng cũng là một phần quan trọng trong cấu hình của laptop. Các bạn nên chọn những chiếc laptop có dung lượng Ram 4 GB để đảm bảo trải nghiệm mượt mà trong suốt quá trình sử dụng.

Về ổ cứng với các bạn sinh viên thì ổ cứng HDD thường là sự lựa chọn đầu tiên do giá thành rẻ hơn ổ SSD (thường có giá cao hơn nhưng tốc độ xử lý và độ an toàn cao).

Lựa chọn một ổ cứng HDD đi kèm với tốc độ xử lý 7200 rpm sẽ là hợp lý. Bên cạnh đó dung lượng lưu trữ cũng cần quan tâm. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn chọn cho mình một ổ cứng có dung lượng phù hợp, tối thiểu là từ 500 GB trở lên.

Dung lượng pin: Thông thường những dòng laptop hiện nay có thời gian sử dụng vào khoảng 4 đến 5 giờ, bạn nên chọn những laptop có dung lượng pin cao hơn mức trung bình để có thể sử dụng trong một buổi học trên lớp cũng như trong thư viện. Một chiếc laptop có dung lượng pin cao hơn cũng đồng nghĩa với việc thân máy sẽ dày và trọng lượng sẽ nặng hơn nhưng điều này cũng đáng để đánh đổi.

Những tiêu chí hàng đầu khi chọn mua laptop cho tân sinh viên.

Những tiêu chí hàng đầu khi chọn mua laptop cho tân sinh viên.

Kích cỡ, trọng lượng

Kích cỡ và trọng lượng laptop cũng là điểm cần lưu ý với những người phải thường xuyên di chuyển. Công nghệ mới giúp thiết bị máy tính ngày càng nhanh và mạnh hơn qua mỗi năm. Sự thay đổi của máy tính thậm chí còn vượt hơn những gì người dùng mong đợi.

Trong khi ultrabook đề cao tính di động, tính sẵn sàng và vấn đề bảo mật, dòng laptop phổ thông có mức giá phù hợp với số đông người dùng, kiểu dáng mỏng và nhẹ hơn đồng thời vẫn đảm bảo tính di động linh hoạt và thời lượng dùng pin, chẳng hạn Dell Vostro 5460 với thiết kế mỏng như ultrabook.

Ngoài ra, còn có một số mẫu máy tính lai như Acer Aspire P3, Lenovo IdeaPad 11S hoặc Sony Vaio Duo 13 với thiết kế “2 trong 1” cho phép chuyển đổi giữa laptop và tablet, có thể đáp ứng đa dạng nhu cầu người dùng từ việc học tập, làm việc lẫn giải trí di động. Tất nhiên, những laptop lai thường có giá cao hơn đáng kể và cũng không thể sánh bằng dòng laptop tiêu chuẩn nếu xét về kích cỡ màn hình, cổng giao tiếp hoặc hiệu năng tổng thể.

Chế độ bảo hành

“Cẩn tắc vô áy náy”. Và điều này càng đúng hơn với các thiết bị điện tử phức tạp, nhiều linh kiện như laptop. Dù là một sản phẩm đến từ những nhà sản xuất nổi tiếng thì việc bị lỗi hay hỏng hóc trong quá trình sử dụng vẫn có thể xảy ra mà không được dự báo trước.

Để hạn chế các rủi ro phát sinh, bạn nên chọn mua laptop tại nhà phân phối laptop chính thức hoặc các cửa hàng bán lẻ uy tín. Còn nếu mua đồ cũ, second-hand thì bạn phải có những kiến thức nhất định về việc test máy để tránh trường hợp mua phải hàng đểu, giá đắt.

Hi vọng những bí kíp trên đây có thể giúp các bạn xác định được nhu cầu cũng như số tiền mình sẽ bỏ ra để trang bị một chiếc laptop mới. Trong bài viết tới đây, chúng tôi sẽ gợi ý một số mẫu laptop phù hợp với đa số nhu cầu của các bạn sinh viên. Các bạn có thể theo dõi tại website GENK hoặc fanpage Facebook.