Những quy định mới liên quan đến giáo viên từ ngày 1/7/2020
Cập nhật lúc: 01/10/2019, 15:00
Cập nhật lúc: 01/10/2019, 15:00
Ảnh minh họa |
1. Tiền lương, phụ cấp của giáo viên được quy định cụ thể hơn
Điều 76 quy định về tiền lương của giáo viên như sau: Giáo viên được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp. Đồng thời, được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ.
So với quy định trước đây tại Luật Giáo dục 2005, chính sách tiền lương và phụ cấp của giáo viên đã được quy định cụ thể và rõ ràng hơn, đặc biệt là bổ sung quy định giáo viên được xếp lương "phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp".
2. Yêu cầu cao hơn về trình độ chuẩn của giáo viên
Một thông tin quan trọng của Luật Giáo dục 2019 mà giáo viên cần lưu ý là kể từ ngày Luật này có hiệu lực (năm 2020), trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên được yêu cầu cao hơn so với hiện nay
Điều 72 của Luật này quy định như sau:
- Giáo viên mầm non: Phải có bằng cao đẳng sư phạm (trước đây chỉ yêu cầu bằng trung cấp sư phạm)
- Giáo viên tiểu học: Phải có bằng đại học sư phạm (trước đây chỉ yêu cầu bằng trung cấp sư phạm)
- Giáo viên trung học cơ sở: Phải có bằng đại học sư phạm (trước đây chỉ yêu cầu có bằng cao đẳng sư phạm hoặc bằng cao đẳng ngành khác nhưng có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm)
- Giáo viên trung học phổ thông: Phải có bằng đại học sư phạm (trước đây có bằng đại học ngành khác và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cũng được chấp nhận)
- Giảng viên đại học: Phải có bằng thạc sĩ (trước đây chỉ yêu cầu có bằng đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm)…
3. Nghiêm cấm ép buộc học sinh học thêm để thu tiền
Tại Điều 22, Luật quy định 06 hành vi bị nghiêm cấm trong trường học, trong đó có một số hành vi giáo viên cần lưu ý như: Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền; Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của người học; Xuyên tạc nội dung giáo dục…
Đây là những quy định lần đầu tiên được đưa vào Luật Giáo dục 2019, trước đây Luật Giáo dục 2005 không hề đề cập đến mà chỉ được đề cập đến trong các văn bản dưới luật.
4. Làm trái ngành sau 2 năm tốt nghiệp phải hoàn trả học phí
Trong quá trình học, Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học cho sinh viên sư phạm.
Tuy nhiên, sau 02 năm kể từ khi tốt nghiệp, cử nhân sư phạm không công tác trong ngành giáo dục hoặc công tác không đủ thời gian quy định thì phải bồi hoàn lại khoản kinh phí mà Nhà nước đã hỗ trợ. Thời hạn hoàn trả tối đa bằng thời gian đào tạo.
Đây là quy định tại khoản 4 Điều 85 của Luật, cũng là quy định đáng chú ý nhất đối với những người đang là sinh viên sư phạm hoặc có ý định thi vào ngành sư phạm.
09:30, 23/09/2019
15:50, 15/09/2019
06:40, 04/09/2019