24/01/2025 | 10:25 GMT+7, Hà Nội

Nhu cầu hình thành khu trung tâm mới tại TP.HCM

Cập nhật lúc: 26/08/2022, 06:40

TP.HCM với vị thế trung tâm kinh tế - tài chính, cũng là thành phố có dân số và mật độ dân cư cao nhất cả nước, với số dân khoảng 9 triệu người, mật độ 4.300 người/km2.

Trung tâm hiện hữu của TP.HCM đang quá tải

Theo định hướng quy hoạch chung của TP.HCM, đến năm 2060, dân số thành phố sẽ đạt khoảng 16 triệu người, trở thành một trung tâm tài chính dịch vụ của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Bà Hồ Thị Ánh Linh, kiến trúc sư quy hoạch Công ty Surbana Jurong – Singapore cho hay, với sự phát triển và định hướng cho tương lai của thành phố như trên, có thể thấy hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội hiện chưa đáp ứng đủ.

"Cần nhớ là quy hoạch khu trung tâm hiện nay của TP.HCM có nguồn gốc từ quy hoạch đô thị 500.000 người thời Pháp thuộc. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật của khu trung tâm hiện hữu được quy hoạch để phục vụ đủ số dân này. Sau này, khu trung tâm được mở rộng, các quận xung quanh cũng phát triển nhưng chưa có quy hoạch một cách bài bản, do đó rất thiếu các tiện ích công cộng".

Trong xu hướng phát triển thành thành phố đa cực, TP.HCM dần có thêm những trung tâm mới. (Ảnh minh họa)
Trong xu hướng phát triển thành thành phố đa cực, TP.HCM dần có thêm những trung tâm mới. (Ảnh minh họa)

Một ví dụ cho thấy khu vực trung tâm hiện hữu của TP.HCM đang quá tải là khu vực phố đi bộ Nguyễn Huệ. Tuyến phố dài 670 m, rộng 64 m tại trung tâm Quận 1, được nâng cấp từ tháng 9/2014 và đi vào hoạt động ngày 29/4/2015, với kinh phí đầu tư gần 430 tỷ đồng. Ở thời điểm ra đời, phố đi bộ Nguyễn Huệ được quảng bá có sức chứa khoảng 5.000-6.000 người. Song trên thực tế, con phố này thu hút hàng vạn cư dân và du khách tới tham quan, trải nghiệm vào các dịp lễ, Tết; gây ùn tắc giao thông, các cửa hàng, cửa hiệu luôn trong tình trạng quá tải, thiếu chỗ đậu xe, gửi xe,...

Một chuyên gia từ Hội Quy hoạch phát triển đô thị TP.HCM cho rằng, trong quá trình phát triển, những thành phố có sức sống mãnh liệt như TP.HCM sẽ nở ra, và không có cách nào kìm hãm được điều đó. "TP.HCM đã quyết tâm quy hoạch thành phố theo hướng đa cực, phi tập trung từ năm 2014 để chia sẻ bớt bên trong ra, đón người bên ngoài vào, bắt đầu hình thành các khu vực chức năng", chuyên gia nói.

TP.HCM cuối năm 2020 đã thành lập TP Thủ Đức, mở rộng sự phát triển của TP.HCM về phía Đông. Các chuyên gia quy hoạch coi đây là giải pháp hiệu quả để giảm bớt áp lực phát triển cho khu trung tâm hiện hữu của thành phố. TP Thủ Đức cũng là "thành phố trong thành phố" đầu tiên của Việt Nam, sở hữu hạ tầng siêu kết nối, là động lực quan trọng thúc đẩy thị trường bất động sản.

Trong những doanh nghiệp nắm giữ quỹ đất lớn tại thị trường này, Masterise Homes thể hiện tham vọng tạo lập một "trung tâm" thứ hai của TP.HCM, với dự án đại đô thị The Global City tại phường An Phú.

Định vị "trung tâm mới" của thành phố

Dự án toạ lạc trên tổng diện tích 117,4 ha, có lộ trình hoàn thành toàn bộ trong vòng 4 năm. Nhà phát triển dự án kỳ vọng, khi hoàn thành, The Global City sẽ mang sức hút và sự sầm uất tương tự tuyến phố Nguyễn Huệ - Lê Lợi, với quy hoạch bài bản, thiết kế chuẩn quốc tế và công nghệ hiện đại tiên tiến của thành phố toàn cầu.

Tầm nhìn của Masterise Homes khi phát triển The Global City là tạo ra một "kỳ tích" tương tự Marina Bay của Singapore. Với vị trí ven mặt nước (tiếp giáp sông Rạch Chiếc), nhà phát triển quy hoạch thêm hệ thống kênh đào nhân tạo với tổng chiều dài lên tới 2 km mang tên Vịnh Tình yêu, tích hợp khu nhạc nước quy mô.

Bao quanh khu vực vịnh là công viên cây xanh rộng mở, tạo hấp lực với du khách. Theo đại diện Masterise Homes, cảnh quan và tiện ích công cộng của dự án này đang được đẩy mạnh thi công để hoàn thành trong quý I/2023.

Những đối tác phát triển bất động sản nổi tiếng thế giới sẽ tham gia dự án gồm Kỹ thuật xây dựng Tung Feng, Quản lý dự án Artelia, Tư vấn hiệu quả năng lượng Quimera, Thiết kế cảnh quan WATG và Tư vấn kiến trúc Foster + Partners. Đảm bảo an ninh, điều phối giao thông và quản lý không gian đô thị là loạt công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật. Dự án cũng tích hợp hạ tầng đáp ứng nhu cầu của xe điện, với điểm sạc tại tầng hầm và cột đèn ở các tuyến đường chính.

Theo Savills, các đợt mở bán của The Global City ghi nhận tỷ lệ hấp thụ khá tốt do khu vực được định vị trở thành khu trung tâm mới của TP.HCM.

đại diện Masterise Homes kỳ vọng: "The Global City sẽ trở thành địa điểm mới dần thay thế cho phố Nguyễn Huệ, nơi người dân sẽ không còn cảnh chen chúc xem pháo hoa, đường phố ùn tắc, hàng quán quá tải. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng của khu vực Thủ Đức dần hoàn thiện, chúng ta có cơ sở để tin rằng đại đô thị này sẽ trở thành khu trung tâm mới hoàn chỉnh hơn, giải quyết được những hạn chế mà khu trung tâm cũ đang gặp phải".

Hiện TP.HCM tập trung hoàn thiện quy hoạch TP.HCM giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn năm 2060; quy hoạch chung Thành phố Thủ Đức, làm cơ sở thu hút đầu tư và phát huy các động lực phát triển mới (đô thị tương tác cao phía đông, tây bắc, phía nam; trung tâm tài chính; trung tâm thương mại - logistics...).

Nguồn: https://kinhtemoitruong.vn/nhu-cau-hinh-thanh-khu-trung-tam-moi-tai-tphcm-70416.htmlă