19/01/2025 | 06:56 GMT+7, Hà Nội

Nhật Bản đóng cửa 100 nhà máy nhiệt điện than trong một thập kỷ

Cập nhật lúc: 04/07/2020, 09:00

Nhật Bản sẽ đóng cửa phần lớn các nhà máy nhiệt điện than cũ trong thập kỷ tới nhằm cắt giảm lượng khí thải carbon và chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo nhiều hơn, các nguồn tin chính phủ cho biết hôm thứ Năm.

Chính phủ Nhật đặt mục tiêu loại bỏ hầu hết các đơn vị sản xuất điện đốt than hiệu quả thấp vào năm 2030. Ảnh: KYODO

Nhật Bản là quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên và phụ thuộc vào than đá cho khoảng một phần ba nhu cầu năng lượng của mình. Trong số 140 máy phát điện đốt than trong nước, có 114 máy cũ hơn và được coi là có hiệu suất thấp. Chính phủ đặt mục tiêu ngừng sử dụng 100 máy trong đó theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2030.

Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Nhật Bản Chihuahuahi Kajiyama đã để xuất ý tưởng này trong cuộc họp hôm thứ Năm với những người đứng đầu các công ty điện lớn nhất của Nhật Bản, theo một quan chức của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp. Ông Kajiyama dự kiến sẽ công bố động thái này sớm nhất là vào thứ Sáu.

Bộ này có kế hoạch thành lập một Hội đồng chuyên gia để tìm ra cách hạn chế tối đa sử dụng điện sản xuất từ than, với một lựa chọn là thiết lập hạn ngạch về lượng điện mà họ được phép sản xuất bằng máy phát điện hiệu suất thấp.

Chính phủ sẽ thúc đẩy năng lượng mặt trời, gió và các dạng năng lượng tái tạo khác, hiện chỉ cung cấp 17% sản lượng điện của Nhật Bản, cũng như tìm cách khởi động lại nhiều lò phản ứng hạt nhân vốn đã bị dừng lại sau cuộc khủng hoảng Fukushima 2011.

Theo Kế hoạch năng lượng chiến lược, được phát hành năm 2018, Nhật Bản đặt mục tiêu giảm sự phụ thuộc vào than từ 32% xuống 26% vào năm tài chính 2030, đồng thời tăng năng lượng tái tạo từ 22 đến 24% và năng lượng hạt nhân từ 6% đến 20-22% cùng khung thời gian.

Nhật sẽ tiếp tục sử dụng than vì nó ít chịu rủi ro địa chính trị và hiệu quả chi phí cao hơn dầu, theo kế hoạch. Hai mươi sáu máy phát điện chạy bằng than hiện có của Nhật Bản được coi là có hiệu quả cao và 16 chiếc nữa hiện đang được xây dựng.

Kimiko Hirata, giám đốc quốc tế của Kiko Network, một nhóm môi trường ở Tokyo và Kyoto, cho biết: "Vẫn còn một bất cập để tiếp tục sử dụng than. Chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa để chống lại sự nóng lên toàn cầu".

Nhật Bản đã bị chỉ trích vì làm chậm lại quá trình cắt giảm lượng khí thải carbon khi là thành viên duy nhất của Nhóm G7 công nghiệp vẫn đang theo đuổi các nhà máy nhiệt điện than mới.

Tháng 12 năm ngoái, quốc gia này đã hai lần được trao giải thưởng mang tính châm biếm "Hóa thạch của ngày" từ một nhóm môi trường vì từ chối ngừng sử dụng than trong một hội nghị về biến đổi khí hậu ở Madrid.

Vào tháng 3, Nhật Bản đã duy trì mục tiêu giảm 26% vào năm tài chính 2030 so với năm tài chính 2013, theo Thỏa thuận Paris, bất chấp các lời kêu gọi đặt mục tiêu tham vọng hơn.

Nhật Bản cũng đang thúc đẩy công nghệ than của mình ở các nước đang phát triển, lập luận rằng một số nơi trên thế giới chưa đủ khả năng để bỏ than và cải thiện hiệu quả là một lựa chọn thực tế hơn.