Nhận định chứng khoán ngày 14/10: Áp lực chốt lời có thể sẽ tiếp tục duy trì
Cập nhật lúc: 14/10/2015, 05:29
Cập nhật lúc: 14/10/2015, 05:29
Hiệu ứng tâm lý từ hiệp định TPP đang lắng dịu dần trong khi đó thị trường chưa xuất hiện các thông tin hỗ trợ mới khiến áp lực điều chỉnh chốt lời bắt đầu xuất hiện trong bối cảnh thị trường đang tiến gần tới mốc tâm lý 600 điểm.
Áp lực chốt lời có thể sẽ tiếp tục duy trì trong phiên tới. Tuy vậy, điểm quan trọng là cần theo dõi biến động của dòng tiền. Nếu thanh khoản tiếp tục giảm dần theo từng phiên giao dịch, chu trình điều chỉnh mạnh có thể sẽ quay trở lại do tâm lý thận trọng sẽ tăng cao
SHS khuyến nghị nhà đầu tư duy trì trạng thái nắm giữ cổ phiếu. Tuy vậy nếu thanh khoản tiếp tục xu hướng giảm dần qua từng phiên, nhà đầu tư nên tiến hành hạ dần tỷ trọng nhằm hạn chế rủi ro điều chỉnh.
Phiên giao dịch tiếp theo VNDS cho rằng lực cung sẽ gia tăng hơn khi chỉ số tiếp tục bị đẩy gần về mốc 580 điểm.
Nhóm cổ phiếu dầu khí có khả năng cao tiếp tục đối mặt với áp lực điều chỉnh khi giá dầu thế giới điều chỉnh phiên thứ 2 liên tiếp.
Giảm nhẹ nhưng vẫn mang tính tích cực nhờ vào mức giá đóng cửa thấp hơn mở cửa. Tuy nhiên thanh khoản đang có tín hiệu giảm sút và rõ rang là NĐT đã không còn muốn mua đuổi nữa.
Họ chốt lời nhưng lại lựa chọn mức giá tốt nhất nên áp lực như thế là vừa đủ. Thị trường đang đi vào xu hướng giao dịch chậm lại là rất rõ ràng nhưng điều này lại đang cho thấy một vấn đề là: thông tin TPP đã không còn hấp dẫn.
Thực ra thông tin về hiệp định TPP cho thấy Thị trường đang mong chờ nhưng thông tin tích cực như thế nào. Tiếc rằng giai đoạn này điều đó chưa đến trong khi có thể nó sẽ phải đón nhận những tin không vui.
Nếu như thông tin về kinh tế Trung quốc có vấn đề, nếu FED tăng lãi suất... có thể khiến sự phục hồi của TTCK thế giới vừa qua chịu tác động và nó khiến NĐT trong nước sẽ có phản ứng tiêu cực hơn.
IVS cho rằng một mặt NĐT vẫn nhìn vào giao dịch của khối ngoại, mặt khác họ cũng chờ đợi mùa báo cáo KQKD Quý III nên áp lực không nhiều.
Thị trường sẽ tiếp tục dao động ở biên độ hẹp và thanh khoản tiếp tục giảm. Sự phân hóa sẽ diễn ra nếu như DN có KQKD tích cực nhưng không duy trì được lâu.
Vì thế biến động của từng phiên sẽ không quá lớn nhưng cũng đề phòng việc NĐTNN giảm mua và bán mạnh trở lại. Điều đó có thể sẽ khiến áp lực bán mới thực sự xuất hiện đẩy thị trường suy giảm.
07:49, 12/10/2015
17:05, 08/10/2015
06:21, 08/10/2015