19/01/2025 | 01:38 GMT+7, Hà Nội

Nhận diện và cách chữa trị các vết côn trùng cắn

Cập nhật lúc: 18/07/2018, 13:08

Để giúp mọi người ứng phó với những vết cắn của côn trùng mùa hè, chuyên gia cứu trợ nước Anh, Emma Hammett đã đưa ra bản hướng dẫn để xác định vết côn trùng cắn.

Mùa hè là mùa các loại côn trùng và vi khuẩn sinh sôi. Vết cắn côn trùng gây ngứa và khó chịu nhưng không phải vết cắn nào cũng độc và nguy hiểm.

Ví dụ một số loại ong đốt sẽ chỉ hơi ngứa và sưng nhưng nếu vết cắn của bọ ve sẽ gây ra bệnh truyền nhiễm Lyme có thể dẫn đến tê liệt các dây thần kinh và đe dọa tính mạng.

Để giúp mọi người ứng phó với những vết cắn của côn trùng mùa hè, chuyên gia cứu trợ nước Anh, Emma Hammett đã đưa ra một bảng hướng dẫn để xác định vết côn trùng cắn.

Vết ong chích

Ong thường và ong bắp cày thường không gây ra các chất độc khi đốt và rất nhiều người bị con côn trùng này đốt.

Khi ong chích một người, chúng sẽ tiêm nọc độc qua da. Khi bị ong cắn và vết chích vẫn còn trên da, bạn hãy dùng móng tay để nặn hết độc tố ra ngoài. Hãy làm điều này ngay sau khi bị cắn vì chỉ cần 2-3 phút thì chất độc cũng sẽ lan sang các vùng xung quanh khiến da bị viêm, đỏ và nhức.

Không xoa bóp vết ong chích bởi làm như vậy sẽ khiến chất độc xâm nhập vào cơ thể dễ hơn do đó làm tăng bất kỳ phản ứng dị ứng nào của cơ thể.

Khoảng 3% số người bị ong đốt có phản ứng dị ứng và 0,8% trong số đó bị sốc phản vệ đe dọa đến tính mạng.

Khi nọc độc của ong đã ngấm sâu hơn, bạn có thể dùng giấm hoặc bicarbonate soda để xoa nhẹ vào vết đốt, bởi vì nọc độc ong chủ yếu là axit do đó sẽ được trung hòa bởi hai chất trên.

Bọ ve

Bọ ve là loại côn trùng nhỏ sống ở khu vực rừng rậm hoặc bãi cỏ ẩm ướt, nơi phổ biến với hươu nai và động vật hoang dã.

Bọ ve bám lấy da người và hút máu để sinh sống. Ban đầu bọ ve rất nhỏ nhưng khi hút đủ máu, chúng sẽ phình to như hạt đỗ.

Bo ve mang bệnh truyền nhiễm Lyme, có thể dẫn đến tê liệt các dây thần kinh hoặc viêm mạng não, do đó bạn phải thật cẩn thận với vết đốt của nó.

Bệnh Lyme là căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng. Bệnh này gây ra triệu chứng như cúm, đau nhức xương khớp và choáng váng đầu óc.

Khoảng 50% người mắc bệnh này sẽ phát triển một loại phát ban đỏ ở bất kỳ phần nào của cơ thể chứ không riêng ở vết cắn.

Nếu bệnh Lyme được chẩn đoán và điều trị nhanh chóng thì có thể hồi phục hoàn toàn, tuy nhiên nó có thể gây tê liệt, viêm khớp, viêm màng não và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Với bọ ve, bạn hãy đến bác sĩ, họ sẽ dùng nhíp để kéo hết nọc độc của chúng ra ngoài. Nếu chỉ lôi được một nửa nọc độc thì vẫn có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Điều tuyệt đối cấm đối với vết bọ ve là không được dùng hóa chất để xoa bóp vào vết cắn, kể cả dùng đến phương pháo đốt cũng không ăn thua.

Bọ đỏ

Bọ đỏ cũng thuộc hàng bọ ve và nó sống trên đồng cỏ, sân golf, rừng cây, công viên, bãi cỏ quanh sông hồ.

Khi bọ đỏ cắn, chúng sẽ tiêm các eym vào da và phá hủy các mô xung quanh vết cắn gây ngứa ngáy dữ dội sau đó xuất hiện những vết phồng rộp và nốt đỏ trên da.

Vết cắn của bọ đỏ không quá độc và bạn có thể dùng thuốc kháng viêm histamine và các loại kem bôi côn trùng cắn.

Vết muỗi cắn

Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với vết muỗi cắn, nhất là mùa hè, muỗi sinh trưởng rất nhanh và đông đúc.

Muỗi là loại côn trùng hút máu người, mang đến bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản và nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Chỉ có muỗi cái hút máu người để có dinh dưỡng sinh sản, còn muỗi đực chỉ ăn nhựa cây và hoa quả.

Muỗi cái có một cái vòi dài hình ống và chúng dùng vòi này để xuyên qua da và hút máu. Khi chúng cắn, sẽ bơm nước bọt vào cơ thể. Nước bọt của muỗi gây phản ứng sưng đỏ và ngứa.

Thuốc chống côn trùng Deet được xem là hiệu quả nhất với các nốt muỗi đốt. Thuốc kháng histamine và kem thoa tại chỗ, kem chống ngứa cũng sẽ giúp giảm ngứa.

Nếu bạn bị đau nhức đầu hoặc sốt sau khi cắn, phải gặp bác sĩ ngay vì rất có thể đây là triệu chứng của bệnh do muỗi gây ra.

Bọ chét

Bọ chét là loại côn trùng thích hút máu người hay vật nuôi. Bọ chét cắn sẽ gây ra vết sưng nhỏ màu đỏ có quầng hồng xung quanh vết cắn. Bọ chét sẽ cắn liên tục 3-4 nốt và đi theo một đường thẳng.

Bọ chét cắn cực kỳ ngứa, da xung quanh vết cắn thường đau và bạn có thể phát ban phát ban ngay gần chỗ bị cắn. Nếu bạn gãi thì vết cắn có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Loại bỏ chất độc của bọ chét rất khó và thường đòi hỏi phải có biện pháp kiểm soát dịch chuyên nghiệp để diệt trừ hoàn toàn.