19/01/2025 | 02:14 GMT+7, Hà Nội

Nguyên nhân và cách điều trị khó thở

Cập nhật lúc: 04/12/2015, 11:25

Khó thở có thể là triệu chứng của suy tim, thiếu máu, tổn thương phổi diện rộng, các bệnh về tim mạch, đường hô hấp hoặc do vận động quá sức, lo lắng thái quá.

Các nguyên nhân gây khó thở

Lo lắng quá mức

Lo lắng quá mức sẽ gây khó thở

Lo lắng quá mức sẽ gây khó thở. Khó thở có thể là triệu chứng của suy tim, thiếu máu, tổn thương phổi diện rộng, hoặc do vận động quá sức, lo lắng thái quá và ở trong môi trường quá nóng, quá lạnh.

Trong rối loạn thần kinh thực vật

Triệu chứng thường gặp là hồi hộp, đánh trống ngực, tim tập nhanh, tức ngực, các bệnh này hay xảy ra khi hút thuốc lá, gặp stress, mệt mỏi...

Bệnh này có thể chữa bằng cách điều chỉnh chế độ sinh hoạt như ăn, ngủ điều độ, đúng giờ, bỏ thuốc lá, tập luyện thể dục thể thao. Nếu không được có thể dùng thuốc theo đơn của bác sĩ.

Trong suy tim

Thường mệt mỏi khó thở, lúc đầu chỉ bị khi hoạt động thể lực nhiều như lên cầu thang, đi bộ, về sau có thể bị ngay cả khi nghỉ ngơi. Có thể kèm theo phù hai chi dưới rồi phù toàn thân...

Bệnh này cần tránh hoạt động thể lực nhiều, cần được bác sĩ khám và kê đơn hướng dẫn.

Trong bệnh hen

Khi có cơn hen thường bị khó thở, tiếng rít ở phổi. Cơn hen thường gặp khi thay đổi thân nhiệt, đôi lúc xảy ra khi gắng sức. Hen hay gặp ở những người có cơ địa dị ứng. Cơn hen có thể chỉ kéo dài 1-2 giờ, có khi hàng tuần.

Hen được điều trị bằng các thuốc giãn phế quản.

Trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Thường gặp ở người nghiện thuốc lá. Người bệnh bị ho, khạc đờm kéo dài, từng đợt cơ thể co thắt khó thở. Bệnh phải được bác sĩ chỉ định điều trị bằng kháng sinh, thuốc lấy đờm và giãn phế quản.

Bệnh rối loạn thần kinh thực vật chỉ là một bệnh chức năng, không có tổn thương thực thể ở tim nên bạn có thể tự điều chỉnh chế độ sinh hoạt, thường sau một thời gian nhất định bệnh sẽ lui đi.

Phòng tránh chứng khó thở

Bỏ thuốc lá giúp giảm các triệu chứng khó thở và giảm nguy cơ ung thư phổi.

Tránh các chất có thể gây dị ứng, bụi bẩn, độc chất.

Tránh tăng quá cân và tập thể dục đều đặn.

 Ăn giảm muối nếu bị suy tim, đồng thời dùng thuốc và theo dõi cân nặng thường xuyên.