24/01/2025 | 03:56 GMT+7, Hà Nội

Người lao động Sabeco gửi tâm thư kếu cứu!

Cập nhật lúc: 16/07/2015, 15:22

Sau kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước yêu cầu Sabeco phải nộp bổ sung hơn 408 tỷ đồng tiền thuế tiêu thụ đặc biệt, người lao động công ty này đã gửi “tâm thư” gửi các cơ quan quản lý Nhà nước, phản đối kết luận này.

Trước đó, theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) Sabeco sẽ bị truy thu thêm 467 tỷ đồng tiền thuế. Trong đó gồm thuế GTGT 5,3 tỷ đồng; Thuế TTĐB 408 tỷ đồng; Thuế TNDN 41,8 tỷ đồng; Thuế TNCN 234 triệu đồng; Thu khác hơn 11 tỷ đồng.

Theo lí giải của KTNN, công ty TNHH 1 TVTM Sabeco và các Công ty Cổ phần là những đơn vị thuộc hệ thống sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất là công ty mẹ, không phải là cơ sở thương mại độc lập nên giá tính thuế TTĐB phải là giá bán ra của các công ty khu vực chứ không phải là giá bán ra từ Công ty TNHH 1TV TM Sabeco. Vì vậy, KTNN quyết định truy thu số thuế nói trên.

Như vậy, nếu Bộ Công thương, Bộ Tài chính chấp thuận kiến nghị của KTNN để nộp bổ sung TTĐB, thì Sabeco sẽ bị thu hồi tố tiền TTĐB từ năm 2008 đến nay với số tiền ước tính là 3.500 tỷ đồng.

Liên quan đến vấn đề truy thu thuế, Sabeco đã viết "tâm thư" bày tỏ quan điểm của toàn thể tập thể công ty để gửi đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Bức “tâm thư “ của tập thể người lao động Sabeco cho biết, việc một số cơ quan truyền thông kết luận Bia Sài Gòn “lách thuế”, “trốn thuế”, “chuyển giá” theo là thiếu căn cứ vì Bia Sài Gòn (Sabeco) là Tổng Công ty cổ phần có vốn chi phi phối của Nhà nước (90% vốn điều lệ).

Các sắc thuế trong đó có thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN), cổ tức đều nộp cho Nhà nước theo quy định. Là doanh nghiệp có vốn Nhà nước chi phối, vậy tại sao Bia Sài Gòn lại phải lách thuế, trốn thuế TTĐB? Vì nếu trốn, lách thuế TTĐB thì phần chênh lệch sẽ phải nộp vào ngân sách thông qua thuế TNDN và cổ tức.

Tập thể người lao động Sabeco khẳng định, từ khi thành lập Tổng Công ty đến nay họ luôn đặt lợi ích Nhà nước lên trên hết. Cụ thể, đối với sắc thuế TTĐB được kê khai tính thuế, nộp thuế Bia Sài Gòn đều có xin ý kiến bằng văn bản của Cơ quan thuế trước khi thực hiện. Giá tính thuế đều sử dụng và tham khảo giá thị trường để xác định giá bán và làm căn cứ tính thuế TTĐB.

Hiện tại, Sabeco đang tuân thủ tuyệt đối các quy định của pháp luật về thuế. Từ năm 2008 đến nay Bia Sài Gòn thực hiện nhất quán phương pháp kê khai nộp thuế TTĐB đối với mặt hàng Bia các loại do đơn vị sản xuất và tiêu thụ theo quy định của: Luật thuế TTĐB số 27/2008/QH12 và đang thực hiện kê khai theo hướng dẫn tại thông tư 05/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Tập thể người lao động cho rằng, thông tin vội vàng được truyền tải trên một số phương tiện thông tin đại chúng đã làm tổn hại đến tâm tư và công sức của họ trên mặt trận thương mại đầy cạnh tranh. 

Bị kiến nghị truy thu 408 tỷ đồng, người lao động Sabeco gửi tâm thư kếu cứu. 

Trước ý kiến Sabeco “lách thuế” và đề nghị truy thu của Kiểm toán Nhà nước, tập thể người lao động cho rằng có 1 số điểm chưa hợp lý:

Thứ nhất, việc tính thuế TTĐB đến các Công ty thương mại khu vực (CTCPTMKV) xảy ra hiện tượng thuế đang chồng lên thuế, làm sai lệch bản chất của luật thuế TTĐB. Bởi lẽ, hàng hóa tiêu thụ từ Công ty TNHH MTV Thương mại Bia Sài Gòn đến các CTCPTMKV hiện có trên 400 cung tuyến vận tải với chi phí vận tải năm 2013 là trên 1.200 tỷ đồng. Ngoài ra còn các chi phí cầu đường, phí dịch vụ bảo quản sản phẩm, phí bốc xếp, các phát sinh rủi ro khi vận tải… Như vậy, nếu tính thuế TTĐB đến các CTCPTMKV thì vô hình chung Thuế TTĐB đã tính chồng lên các chi phí lưu thông nêu trên.

Thứ hai, cơ quan kiểm toán áp giá tính thuế TTĐB đến 10 CTCPTMKV vì các công ty này cũng thuộc hệ thống kinh doanh của Bia Sài Gòn do có vốn góp của Công ty 100% vốn tại các CTCPTMKV này trên 90% để tính thuế TTĐB là chưa có cơ sở.

Thứ ba, KTNN vừa qua chỉ thực hiện tại công ty mẹ và 4 công ty con gồm Công ty CP Bia Sài Gòn - Sông Lam, Công ty CP Bia Sài Gòn - Quảng Ngãi, Công ty CP Bia Sài Gòn - Miền Tây và Công ty CP Bia Sài Gòn - Hà Nội, nhưng lại đề xuất áp thuế và truy thu đển 7 công ty con; có nghĩa là có 3 công ty không thực hiện kiểm toán nhưng vẫn đề nghị truy thu là chưa đúng quy định.

Thứ tư, những công ty liên kết (có vốn góp của Tổng công ty CP Bia Rượu NGK Sài Gòn < 50%)="" cũng="" tiêu="" thụ="" sản="" phẩm="" cho="" công="" ty="" tnhh="" 1tv="" thương="" mại="" bia="" sài="" gòn,="" nhưng="" lại="" không="" bị="" ktnn="" đề="" nghị="" truy="" thu="" thuế="" ttđb="" là="" không="" công="" bằng="" giữa="" các="" công="" ty;="" tại="" sao="" kiểm="" toán="" nhà="" nước="" lại="" không="" đặt="" vấn="" đề="" truy="" thu="" thuế="">

Thứ năm, trong kết luận của Kiểm toán Nhà nước năm 2011 khi kiểm toán BCTC năm 2010 đối với Tổng công ty đã ghi nhận Bia Sài Gòn đã tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về Thuế TTĐB. Đến năm 2015, khi kết luận kiểm toán BCTC năm 2013 vẫn những nội dung đó, vẫn những văn bản quy phạm đó và những cán bộ kiểm toán đó …nhưng Kiểm toán Nhà nước lại kết luận ngược lại!?

Thứ sáu, hàng năm, công ty mẹ, các công ty con và công ty liên kết cũng được các công ty kiểm toán độc lập có uy tín (cả trong nước và trên thị trường kiểm toán thế giới như: KPMG, PWC, E&Y, Deloitte…) thực hiện kiểm toán và vẫn luôn được xác nhận Bia Sài Gòn đã thực hiện nghiêm túc quy định về thuế TTĐB. Theo tập thể người lao động Bia Sài Gòn, phải chăng có sự khác biệt gì trong cách thực thi kiểm toán giữa các Công ty kiểm toán độc lập và Kiểm toán nhà nước?

Thứ bảy, tất cả các khoản thu, Bia Sài Gòn đã nộp vào ngân sách nhà nước hàng năm. Nếu tuân thủ theo kết luận truy thu của KTNN, Bia Sài Gòn sử dụng nguồn quỹ dự phòng hoặc nguồn lợi nhuận chưa phân phối thì bản chất vẫn là tiền nhà nước, có nghĩa là Sabeco lại phải xin tiền nhà nước để nộp vào ngân sách nhà nước?

Thứ tám, mới đây, tại cuộc họp báo của Kiểm toán nhà nước, Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước khẳng định có lỗ hổng pháp luật.

“Vậy lỗ hổng đó do ai tạo ra? Nhất quyết không phải do Bia Sài Gòn tạo ra được! Và nếu có điều đó, thì các cơ quan nhà nước cần phối hợp để xây dựng các văn bản quy phạm để điều chỉnh, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện chứ không thể truy thu trước, sửa lỗ hổng pháp luật sau được” – Tập thể người lao động Bia Sài Gòn kiến nghị./.