23/01/2025 | 09:37 GMT+7, Hà Nội

Ngư dân hối hả kết bè bám biển vươn khơi

Cập nhật lúc: 03/12/2018, 15:53

Sau gần 2 tuần, với sự nỗ lực của ngư dân, hàng chục cây mương được kết lại, trở thành một chiếc bè độc đáo và chắc chắn, sẵn sàng vươn khơi khai thác hải sản.

Cứ vào thời điểm này trong năm, nhiềungư dântại xã Hải Triều (huyện Hải Hậu, Nam Định) lại tất bật đóng kết những chiếc bè mới, phục vụ nghềđánh bắt hải sản. Đây là phương tiện chính giúp ngư dân nơi đây đánh bắt hiệu quả nhiều loại hải sản cả trong bờ lẫn ngoài khơi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kết bè vươn khơi

Hiện, xã Hải Triều có hơn 100 chiếc bè. Theo các ngư dân, xã nhà là nơi có “nghề lộng, nghề khơi” phát triển nhất ở khu vực vùng biển của tỉnh Nam Định, do đó tại đây được coi là nơi chính, tập trung làm ra những chiếc bè.

Nghề được phát triển từ thời trước, đến ngày nay, đa số người dân qua các thế hệ tự nhìn nhau làm rồi dần thành quen. Không chỉ đóng bè phục vụ cho bản thân, người trong gia đình mà còn đóng bán cho các ngư dân lân cận trong vùng.

Ngư dân hối hả kết bè bám biển vươn khơi

Năm nay 40 tuổi, ngư dân Vũ Văn Trình, trú tại Việt Tiến (xã Hải Triều) đã có thâm niên gần 20 năm làm nghề đánh bắt thủy sản trên biển. Anh Trình chia sẻ: “Nghề này của chúng tôi được lưu truyền từ thời các cụ, ngày trước cha ông chúng tôi chỉ kết được bè nhỏ, chỉ từ 3 – 5 cây mương, bè không có máy phải chèo bằng tay và chỉ đánh bắt trong bờ, theo mùa. Ngày nay chúng tôi có thể đóng những chiếc bè to hơn, dùng sức máy, có hiệu quả trong quá trình khai thác và đánh bắt được quanh năm".

Tuy vất vả nhưng hằng năm phương tiện bè này đem khoản thu nhập lên tới hàng trăm triệu đồng, đảm bảo đời sống ổn định cho ngư dân.

Ngư dân hối hả kết bè bám biển vươn khơi

Ngư dân hối hả kết bè bám biển vươn khơi

Để đóng được một chiếc bè chắc chắn, bền thì những cây mương phải có tiêu chuẩn thẳng và già. Sau khi gọt vỏ bè được uốn cong bằng lửa và sức ép.

Kinh phí đầu tư cho mỗi chiếc bè gần 20 triệu đồng. Thường có 2-3 gia đình chung nhau, tham gia đánh bắt trên chiếc bè này có khoảng 2-3 người. Bè được sử dụng đánh bắt hải sản trên biển cả trong bờ lẫn ngoài khơi.

Ngư dân hối hả kết bè bám biển vươn khơi

Bè có độ rộng 2,4m, kết lại bằng 28 - 30 cây mương có độ dài khoảng 11m (đa số cây mương được mua từ vùng núi tỉnh Thanh Hóa).

Ngư dân hối hả kết bè bám biển vươn khơi

Liên kết chặt bằng những sợi dây cước đúc.

Ngư dân hối hả kết bè bám biển vươn khơi

Nghề này lưu truyền từ thời cha ông, không cần phải học, cứ nhìn nhau làm rồi quen…

Ngư dân hối hả kết bè bám biển vươn khơi

Dùng phương pháp “đòn bẩy” để tác động kéo dây

Ngư dân hối hả kết bè bám biển vươn khơi

Lớp xốp sẽ giúp bè nổi hơn trên mặt nước

Ngư dân hối hả kết bè bám biển vươn khơi

Thời gian để đóng kết 1 chiếc bè thường mất gần 2 tuần

Ngư dân hối hả kết bè bám biển vươn khơi

Sau khi đóng kết xong, bè được trang bị máyvà lưới, sẵn sàng vươn ra khơi xa khai thác hải sản

Ngư dân hối hả kết bè bám biển vươn khơi

Hướng đi phù hợp này đã thúc đẩy việc khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tế biển.

Ngư dân hối hả kết bè bám biển vươn khơi

Hiệu quả đánh bắt bằng phương tiện bè đã đem lại thu nhập ổn định cho ngư dân nơi đây.

Ngư dân hối hả kết bè bám biển vươn khơi

Bè được sử dụng khai thác quanh năm. Thời điểm này ngư dân đánh bắt sứa, sang tháng 2,3,4 năm sau đánh bắt ghẹ, bề bề, tôm…