19/01/2025 | 10:10 GMT+7, Hà Nội

Ngồi nhiều làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư

Cập nhật lúc: 24/06/2020, 20:05

Nghiên cứu được công bố mới đây trên JAMA Oncology chỉ ra rằng, ngồi quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Trong đại dịch Virus Corona, rất nhiều người phải làm việc ở nhà, hạn chế di chuyển, điều này nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như công tác phòng chống dịch bệnh. Tuy nhiên, việc không vận động nhiều hay cố định một tư thế ngồi trong nhiều giờ có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bạn.

Do tính chất công việc, rất nhiều người phải ngồi liên tục thường xuyên trong nhiều giờ

Mới đây, một nghiên cứu  tại Mỹ đã chỉ ra rằng: Việc ngồi quá nhiều và liên tục sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Chia sẻ về nghiên cứu này, Tiến sĩ Susan Gilchrist – Phó giáo sư nghiên cứu về phòng chống ung thư lâm sàng tại Trung tâm Ung thư MD Anderson tại Đại học Texas cho rằng: “Đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy một mối liên quan rõ ràng giữa việc con người không di chuyển trong nhiều giờ sẽ có tỷ lệ cao trong việc mắc bệnh ung thư”.

Thay vì phải ngồi liên tục trong nhiều giờ, bạn có thể hoạt động giữa 3 phút ngồi làm việc bằng một hoạt động thể chất nhẹ như đi lại, tập thể dụng với các động tác cơ bản,… những việc làm này có thể giúp cho bạn giảm thiểu được nguy cơ đó. “Phát hiện của chúng tôi nhằm hướng tới mọi người một điều quan trọng rằng: Ngồi ít hơn và di chuyển nhiều hơn”, Gilchrist chia sẻ thêm.

Việc không thay đổi tư thế, lười vận động làm tăng nguy cơ dẫn đến ung thư

Để tiến hành nghiên cứu được gọi là Regards các nhà khoa học đã yêu cầu khoảng 8.000 người đeo thiết bị theo dõi. Ngoài ra,  khoảng hơn 30.000 người Mỹ trên 45 tuổi từ 2003 đến 2007cũng được lựa chọn tham gia vào nghiên cứu.

Regards cũng thực hiện nghiên cứu để tìm hiểu lý do tại sao người thuộc miền Nam nước Mỹ và người da đen có tỷ lệ đột quỵ và các vấn đề mạch máu cao hơn dẫn đến suy giảm nhận thức và chứng mất trí - cái gọi là "vành đai đột quỵ".

Sau 5 năm theo dõi, các nhà nghiên cứu nhận thấy những người ít vận động nhất có nguy cơ tử vong vì ung thư cao hơn 82% so với những người ít vận động nhất, ngay cả sau khi điều chỉnh theo tuổi, giới tính và tình trạng bệnh. 

Thay đổi thói quen sống, sinh hoạt và làm việc có ý nghĩa quan trọng giúp bạn có được một sức khỏe tốt

Những nghiên cứu trước đó chỉ ra rằng, hơn 50% trường hợp tử vong do ung thư có thể phòng ngừa được thông qua các lựa chọn lối sống lành mạnh, như chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục và không hút thuốc. Nhưng khi nói đến việc ngồi quá lâu dẫn đến ung thư, các nghiên cứu trước đây chưa có những dữ liệu khách quan để minh chứng cho điều này.

Bằng cách yêu cầu những người trong nghiên cứu này đeo thiết bị theo dõi thể dục, các nhà nghiên cứu có thể ước tính chính xác hơn tác động của việc tập thể dục đến kết quả.

Họ phát hiện ra rằng những người thay thế 30 phút ngồi bằng một hoạt động cường độ nhẹ, chẳng hạn như đi bộ có thể giảm tới 8% nguy cơ mắc bệnh ung thư.

"Tôi khuyên họ cân nhắc việc đứng lên 5 phút mỗi giờ tại nơi làm việc hoặc đi cầu thang bộ thay vì thang máy. Những hoạt động này không quá lớn, nhưng nghiên cứu này cho chúng ta biết ngay cả hoạt động nhẹ cũng có lợi ích sống sót ung thư", Gilchrist - người đứng đầu Chương trình Trái tim khỏe mạnh của MD Anderson chia sẻ.

Tuy nhiên, lợi ích thậm chí còn lớn hơn đối với hoạt động cường độ vừa phải, giúp giảm 31% nguy cơ ung thư. Ví dụ về các hoạt động vừa phải bao gồm đi xe đạp ở mức dưới 10 dặm một giờ, đi bộ nhanh, thể dục nhịp điệu nước, khiêu vũ hay khiêu vũ xã hội, làm vườn và chơi đôi trong quần vợt.

Chia sẻ về những kế hoạch tiếp theo của nghiên cứu này, tiến sĩ Susan Gilchrist cho biết: "Chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu, đo lường một cách khách quan nhất những yếu tố liên quan đến việc ngồi quá nhiều ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc ung thư, cụ thể như địa điểm sống, giới tính ..."